NHÀ TÔI 3 ĐỜI HỌC GIỎI ĐẾN ĐỜI CON TÔI HỌC DỐT THÌ PHẢI LÀM SAO?

Tôi đây, 16 tuổi đã vào Đại học, lấy bằng tiến sĩ khoa Y Đại học Bắc Kinh, chồng tôi bét lắm cũng tốt nghiệp thạc sĩ vậy mà thằng con trai tôi ngay từ lớp 1 đã học hành thụt lùi.

Trong bài kiểm tra đầu tiên, con tôi đứng nhất môn tiếng Anh (từ dưới đếm lên), giáo viên viết chữ đỏ chót vào vở: xx đứng cuối lớp, mong phụ huynh hãy giám sát việc học của con em mình.

Chồng tôi dạy con, ngồi giảng giải cả buổi trời, cuối cùng đến phần Listening, con trai tôi mới thốt lên: “Ôh hóa ra đáp án đọc theo chiều dọc chứ không phải chiều ngang à bố?”. Xỉu ngang.

Ở lần kiểm tra tiếp theo, con tôi đạt 90 điểm, nhảy cẫng lên về nhà khoe với bố mẹ “giáo viên ngữ văn bảo học sinh nào dưới 90 điểm thì đứng dậy, còn có 3 bạn thấp điểm hơn con cơ.” Haizzz, tôi cũng phục đứa con này rồi.

Sau đó, cả gia đình đến bệnh viện nhi để kiểm tra xem cháu nó có bị ADHD, chứng khó đọc hay gì đó không, bác sĩ còn kiểm tra bằng bộ câu hỏi IQ Wechsler. Bài kiểm tra cho thấy chỉ số IQ trung bình là 105 (điểm ngôn ngữ là 80 còn thực hành là 120), bác sĩ nói cháu không bị bệnh gì, bình thường như bao đứa trẻ khác. Tôi thở phào nhẹ nhõm, cũng gửi cháu đi học thêm nhưng điểm số vẫn không cải thiện. Lên cấp 2 thứ hạng trong lớp lúc nào cũng 40/48 và 600/680 toàn khối. Tôi rất lo lắng con trai mình sẽ không đậu nổi cấp 3.

Sau này tôi đã thử ngẫm nghĩ và áp dụng một số chiến lược:

1. Gà “con” không bằng gà “mình” (Ép con chi bằng tự ép mình cho nhanh). Vậy là tôi đã đổi nghề, rời công ty nước ngoài và đến làm việc cho một công ty tư nhân. Bắt đầu kinh doanh thêm, việc kinh doanh này còn kiếm được nhiều tiền hơn công việc chính, nói chung cũng rất ok.

2. Chuẩn bị cho con tôi một căn nhà. Con tôi là con trai, lại sống ở Thượng Hải nữa. Có nhà cửa thì sau này làm việc gì cũng dễ. Tốt nghiệp xong có thể làm thợ cắt tóc chẳng hạn, hoặc đầu bếp, chỉ cần có vị giác ok là được.

3. Sinh con thứ hai. Đứa đầu không được thì củng cố đứa thứ 2. Sau đó tôi lại sinh con, hai con tôi cách nhau 8 tuổi. Tôi phải mua thêm căn nhà thứ 3 ở Thượng Hải, coi như đây là thu hoạch ngoài ý muốn. Hiện tại con thứ hai có vẻ học giỏi hơn đứa con lớn rất nhiều, thậm chí hồi bằng tuổi con tôi tôi còn không thông minh bằng nó.

4. Nghĩ lại thì con tôi rất tốt tính, ngoại trừ việc học có hơi kém so với các bạn thì mọi thứ đều ok. Con tôi lương thiện và chân thành. Sau khi search một hồi, tôi đã note lại 9 lựa chọn cho con mình, học liên thông từ cao đẳng lên đại học, học cấp 3, học nghề, đi nghĩa vụ quân sự, sang Nhật Bản học ngôn ngữ, tham gia các khóa dự bị Đại học ở Hồng Kông, v.v.

Về việc đi làm, tôi đã lập ra một bảng kế hoạch chi tiết, thậm chí tôi đã nghiên cứu ba lộ trình tốt nhất, tất cả đều tập trung vào ngành kỹ thuật. Ba chuyên ngành đó là, đo thị lực (vì Thượng Hải đa số chỉ dạy ở trường cao đẳng nghề, ít khi cho vào chuyên ngành đại học), Thú y (thi lấy giấy phép bác sĩ thú y rất khó, cho đi học nghề chắc cũng được), Cơ điện tử (cái này thì quá là phổ thông rồi), haiz, tấm lòng của các bậc cha mẹ trên thế giới thật đáng thương biết bao.

5. Thực ra tôi đã nộp đơn vào Chương trình tuyển sinh nhân tài của Hồng Kông (*), chẳng là vào tháng 10 năm ngoái, chính phủ Hồng Kông đã mở thêm số lượng đăng ký, vừa hay tôi dưới 40 tuổi, có bằng tiến sĩ Đại học Bắc Kinh, 2 con, có nhiều năm kinh nghiệm quản lý cấp cao ở các công ty nước ngoài,… Nhờ những lợi thế đó nên tôi đã vượt qua kỳ thi.

(*) Chương trình tuyển sinh nhân tài Hồng Kông: Là kỳ thi nhằm thu hút nhân tài đến định cư tại Hồng Kông. Khi đạt kỳ thi này, bạn có thể nộp đơn xin hộ chiếu Đặc khu hành chính Hồng Kông, được miễn visa cho 168 quốc gia và khu vực, trẻ em có hộ khẩu thường trú tại Hồng Kông có thể vào thẳng 112 trường đại học ở Trung Quốc đại lục (bao gồm Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Phúc Đán, Giao thông Thượng Hải và các trường danh tiếng khác) thông qua “Kế hoạch tuyển sinh miễn thi” dựa trên Kết quả kiểm tra DSE. Ngoài ra, học sinh thường trú tại Hồng Kông còn có thể chọn “Kỳ thi tuyển sinh chung dành cho du học sinh Hoa kiều” (độ khó của bài thi thấp hơn nhiều so với kỳ thi tuyển sinh đại học ở đại lục) và lum la nhiều chính sách đặc biệt khác…

Tôi không có ý định sống ở Hồng Kông, tôi nộp đơn là vì đứa con trai học dở của tôi có thể nộp đơn vào đó.

Sau đó tôi có thể đưa chồng và hai đứa con trai đi làm căn cước Hồng Kông. Trong trường hợp con trai lớn có thể đỗ vào cấp 3 thì sẽ cho nó học tiếng Anh và đến Hồng Kông thi DSE, trả lời câu hỏi bằng tiếng Trung giản thể và làm toán, lý, hóa bằng tiếng Trung. Đứa con út cũng có thể phát triển ở đó. Đây là kế hoạch dự phòng thôi, tôi càng không muốn đưa con đến Châu Âu rồi Mỹ hay Canada gì đó, thà ở lại Thượng Hải còn hơn.

6. Tôi cũng đã chuẩn bị cho con thêm nhiều thứ khác. Chẳng hạn như để con mình tập thể dục nâng tạ đồ đó. Gần đây tôi đã tốn 3 vạn 2 (~112tr) để niềng răng cho con, lại còn đăng ký thẻ nặn mụn, làm sạch da, cải thiện ngoại hình. Trong 10 năm tới, khi con tôi 25 tuổi, nó sẽ có nhà, có hộ khẩu ở Thượng Hải, thân phận Hồng Kông, chiều cao (14 tuổi đã cao 1m80 rồi), ngoại hình ok, bố mẹ có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, làm thêm con siêu xe cũng không phải điều gì khó. Được như vậy thì tôi cần gì quá quan tâm về điểm số của con mình nữa.

Tại sao ép con chi bằng ép mình cho nhanh? Chẳng hạn như năm 2035, ước tính sẽ có 300 triệu người có trình độ học vấn cao ở Trung Quốc.

Năm 2018, 8,2 triệu sinh viên tốt nghiệp!

Năm 2019, 8,34 triệu sinh viên tốt nghiệp!

Năm 2020, 8,74 triệu sinh viên tốt nghiệp!

Năm 2021, 9,09 triệu sinh viên tốt nghiệp!

Năm 2022, 10,79 triệu sinh viên tốt nghiệp!

Đến năm 2035, con số này sẽ càng khủng khiếp, 300 triệu sinh viên đại học. Cứ 4 người sẽ có 1 sinh viên đại học, trung bình là 25%. Tuy nhiên nếu tính đến các biến số khi dân số già hóa vào năm 2035, ước tính tỉ lệ này sẽ tăng lên 30%.

Xét chính sách nghỉ hưu muộn năm 65 tuổi, đến năm 2035, những người sinh vào thập niên 1970 sẽ là 65 tuổi, những người sinh vào thập niên 80 sẽ là 55 tuổi và chưa nghỉ việc, do đó có thể đoán trước được rằng sau này mọi tầng lớp lứa tuổi đều sẽ tham gia, cho dù con mình có đạt tới trình độ học trường xịn thì cũng không có ích gì mấy.

Thời thế luôn đổi thay, cho nên chúng ta cần phải xem xét nhiều hơn, chuyện tương lai không thể so sánh với hoàn cảnh hiện tại, muốn nhờ việc học thông thường mà thay đổi vận mệnh đã khó rồi. Con đường phía trước phải nhanh chóng giành lấy lợi thế, giật lấy tài nguyên thì mới có thể chiến thắng được.

Vì vậy, chúng ta không chỉ đấu tranh cho tương lai của con cái mà còn phải đấu tranh cho tương lai của chính mình, để khi về già chúng ta vẫn có thể cạnh tranh, không bị những kẻ đến sau đẩy ra khỏi cầu!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *