NGUỒN GỐC BÀI HÁT SILENT NIGHT – ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG

Tựa gốc tiếng Đức : Stiille Nacht, Heliige Nacht

Bài hát Silent Night là do Linh mục Công giáo Joseph Mohr viết lời và Nhạc sĩ Franz Xaver Gruber phổ nhạc.

Năm 1818, có một nhóm diễn viên đi lưu diễn ở các thị trấn ở dãy núi Alps gần Áo. Ngày 23 tháng 12 năm đó nhóm diễn viên đến làng Oberndorf để diễn lại hoạt cảnh Chúa Giáng Sinh ở Nhà Thờ Thánh Nicholas. Nhưng đáng tiếc là cây đàn của nhà thờ không thể sửa chữa kịp, có thể do mối mọt, gỉ sét hoặc bị chuột cắn.

Vì cây đàn nhà thờ đã hỏng nên họ quyết định diễn tại một ngôi nhà của người dân. Họ diễn lại các sự kiện ở chương đầu Tin mừng Matthew và Lucas. Cha phó xứ Josef Mohr khi xem xong cảm thấy rất an bình. Khi buổi diễn kết thúc, cha Mohr quyết định đi tản bộ lên ngọn đồi nhìn xuống ngôi làng.

Trên đỉnh đồi nhìn xuống, cha nhìn thấy ngôi làng được tuyết bao phủ trông rất yên bình. Cha cảm thấy sự thinh lặng này rất tuyệt vời, cảm giác như đang nhìn một tấm thiệp Giáng Sinh vậy. Cha liền sực nhớ lại một bài thơ cha đã viết cách đây mấy năm trước. Bài thơ đó kể lại các thiên thần loan báo Đấng Cứu Thế cho các người chăn chiên đang ngủ ngoài sườn đồi. Cha Mohr cảm thấy rằng bài thơ sẽ rất phù hợp với một bài hát mà cha sẽ dự định sẽ đưa vào trong Thánh lễ Đêm Vọng Giáng Sinh.

Nhưng khổ nỗi là cha không tìm được một bài nhạc nào để ghép lời được. Sáng hôm sau, cha Mohr liền đi gặp người đánh đàn của giáo xứ là Franz Xaver Gruber. Gruber chỉ có vài tiếng để sáng tác ra giai điệu bằng cây guitar. Chiều hôm ấy, Gruber đã phổ nhạc xong.

Cây đàn nhà thờ bị hỏng hay không thì bây giờ không còn là vấn đề nữa. Họ đã có một ca khúc mừng Giáng Sinh mà không cần đàn phong cầm. Thánh lễ đêm ấy, cha Mohr đã hát bài hát đó còn Gruber đánh đàn Guitar.

Vài tuần sau, thợ làm đàn nổi tiếng Karl Mauracher đã đến làng Obendorf sửa cây phong cầm cho nhà thờ. Khi sửa xong thì Gruber đẫ đến và thử cây đàn. Ông vừa ngồi xuống đã đánh lên giai điệu mà mình đã viết cho bài thơ của cha Mohr. Mauracher thấy rất ấn tượng và sao chép lại bài hát và đem về làng Kapfing của ông.

Ở đó có 2 gia đình ca sĩ nổi tiếng là Rainer và Strasser nghe được rất thích thú và đã đưa vào bộ sưu tập nhạc Giáng Sinh. Chị em nhà Strasser đã có công mang bài hát ra suốt miền Bắc Âu.

Năm 1834, Vua Frederick William IV của nước Phổ (bây giờ là Đức) đã ra lệnh cho ca đoàn của cung điện hát bài này mỗi dịp Giáng Sinh.

Hai mươi năm sau khi bài hát được sáng tác, nhà Rainer đã mang bài hát đến Hoa Kỳ và hát bằng tiếng Đức ở đài tưởng niệm Alexander Hamilton ngay bên ngoài Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi ở New York.

Năm 1863. Bài hát đã được dịch sang tiếng Anh bởi John Young và Jane Campell.

Tám năm sau, Bài hát được đưa vào sách Thánh Ca của Linh Mục Giáo Hội Giám Nhiệm (hiệp thông Anh Giáo) Charles Hutchins.

Hiện nay bài hát đã được dịch ra 300 ngôn ngữ trên thế giới.

Bài viết gốc: Albert Culbertson

Nguồn dịch: Tường Ân Mihangel

Nguồn: Page “Make Christianity Great As Always”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *