Vậy 6 cây mà người xưa cho rằng trồng trong sân thì con cháu đời sau sẽ có phúc khí, giàu sang là gì vậy? Có cơ sở khoa học nào đằng sau câu nói này không?
Theo người xưa, cây trồng ngoài sân hay trong nhà đều có ý nghĩa phong thủy nhất định. Khi trồng cây trong nhà cần phải lựa chọn cây cảnh, lựa chọn vị trí trồng cây cho phù hợp.
Người xưa có câu: “Trước không trồng dâu, sau không trồng liễu, trong sân không trồng “ma vỗ tay”, trong đó cây “ma vỗ tay” là ý nói về cây dương (do có tiếng lá xào xạc trong đêm như tiếng vỗ tay của… ma).
Người xưa cũng có câu “cây mít có ma, cây đa có thần” nên có 1 số cây mang “âm khí” nặng nề như cây mít, cây lê, cây bách… đều không thích hợp trồng trong sân nhà.
Vậy những cây gì thích hợp trồng trong sân, vừa đẹp, vừa tốt cho phong thủy gia đình?
1. Người xưa dặn: Phía Đông trồng lựu, phía Tây trồng hồng
Người xưa còn có câu: “Phía Đông trồng lựu là vàng, phía Tây trồng hồng là bạc” để nói về ý nghĩa may mắn, thịnh vượng của 2 loài cây này.
Theo người xưa, việc trồng cây lựu và hồng ở 2 vị trí này không chỉ thích hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây, giúp cây phát triển tốt hơn mà còn tăng tài lộc cho gia chủ.
Cây lựu ở phía đông sẽ đơm quả lúc lỉu, đỏ rực ngụ ý như “vàng”, cây hồng trồng phía tây kết trái vàng ươm như bạc…
Ngoài ý nghĩa đẹp đẽ, hai loại cây này còn rất thân thiện với con người, là hai loại quả ăn ngon, bổ dưỡng, là nguồn thực phẩm quý giá, đáng được trân trọng.
Hoa lựu khi mới nở có màu đỏ rực, sau khi chín, quả lựu cũng có màu đỏ. Không chỉ vậy, sau khi lựu chín, vỏ nứt ra phơi những hạt lóng lánh như ngọc rực đỏ.
Trong văn hóa xưa, màu đỏ mang lại may mắn, tài lộc, vì vậy màu đỏ của hoa, quả, hạt lựu giống như “rước lộc” vào nhà vậy.
Tương tự, quả hồng cũng có màu cam đỏ hoặc vàng, quả sai lúc lỉu tượng trưng cho sự giàu có và sang trọng.
Theo người xưa, quả vàng, quả đỏ treo trên cây nghĩa là làm ăn dư dả, dưa thừa của cải. Thời xa xưa, mọi gia đình đều thừa thóc dư gạo là một điều ước tốt lành.
Do đó, bất kể là quả hồng hay quả lựu, với việc ra nhiều quả đỏ rực còn tượng trưng cho con đàn cháu đống, phúc lộc tràn trề. Do đó, hai cây này đứng đầu trong danh sách những cây cảnh cát tường mang phúc làng cho gia đình.
Ngoài ra, cây hồng trồng ở cửa (hồng môn) còn mang ý nghĩa tốt lành là mọi việc suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Làm sao những cây cảnh ăn quả ngon ngọt và tốt lành như vậy lại không khiến người ta thích cho được?
2. Người xưa dặn: Trồng cây “vàng” để rước lộc vào nhà
Cây “vàng” ở đây chính là cây bạch quả mà chúng ta. Mỗi độ thu về, lá cây chuyển sang màu vàng rực. Hàng nghìn hàng vạn chiếc lá vàng sẽ rải đầy thềm nhà bạn, bay vào trong nhà giống như những “miếng vàng” lấp lánh, rất có ngụ ý hình ảnh về tài lộc.
Loại cây này có tốc độ sinh trưởng chậm nhưng có thể sống đến hàng trăm năm. Cây bạch quả ngoài tự nhiên được ghi nhận đã lên đến cả hơn 1000 tuổi.
Do đó, bạch quả là cây phong thủy biểu tượng của sức khỏe, trường thọ, hạnh phúc, điềm lành và có thể đóng vai trò trấn nhà. Việc trồng 1 cây trong sân truyền đời qua nhiều thế hệ có ý nghĩa rất đặc biệt với mỗi gia đình, dòng tộc.
Lá cây bạch quả có đối xứng hình quạt được coi là “biểu tượng của sự hòa hợp”, vì mép lá chia làm hai nửa nên cuống lá hợp lại thành một mảnh.
Chúng bao hàm những đặc điểm hài hòa của sự thống nhất giữa các mặt đối lập của vạn vật, như “một và hai”, “âm và dương”, “sinh tử”, “xuân thu”.
Lá cây bạch quả cũng có thể được xem là hình trái tim, vì vậy nó cũng có thể được xem là biểu tượng của tình yêu, là lời chúc cho hai người yêu nhau, gắn kết bền lâu.
Trồng cây này trong sân, bạn sẽ có những giờ khắc đáng như khi sống trong sắc vàng rực rỡ, cảm giác như “vàng” bay bồng bềnh trong sân, rơi vào trong nhà.
Vì vậy, cây bạch quả còn có tên gọi là cây phú quý, được khá nhiều người ưa chuộng.
3. Người xưa dặn: Táo tàu thịnh vượng, cây mai phú quý
Cây táo tàu cũng rất phổ biến trong đời sống của người dân đặc biệt là vùng nông thôn. Nó đã trở thành món quà vặt mùa thu của nhiều người.
Táo tàu cũng kết quả đỏ vào mùa thu, nếu bạn không hái chúng thì những quả này có thể treo trên cây rất lâu, mang ý nghĩa thịnh vượng.
“Táo tàu” trong tiếng Hán còn đồng âm với “sớm sinh quý tử” nên nhiều nhà thích trồng cây cảnh này trong nhà với ngụ ý sinh con nối dõi, con đàn cháu đống.
Ngoài ra, quả táo tàu có giá trị dinh dưỡng cao, là vị thuốc Đông y quý. Đồng thời, táo tàu còn mang biểu tượng của sự tốt lành, làm ăn phát tài, phát lộc.
Cây mai có quả vàng óng cũng là màu của phú quý được ưa chuộng. Ngoài ra, hoa mai còn đồng âm với từ “may mắn”, tượng trưng cho sự hạnh phúc, sung túc. Vì vậy, cây mai cũng được lòng người xưa.
4. Người xưa dặn: Trước cửa trồng hoa thơm, sau cửa đón khách quý
Loài hoa được ngụ ý trong câu nói này là hoa mộc hương (còn gọi là mộc tê, quế hoa, hoa mộc (tên tiếng Anh là Osmanthus fragrans).
Cây cảnh mộc hương có hương thơm ngào ngạt, quanh năm xanh tốt. Vào tháng 8 Âm lịch hàng năm, cây cảnh trổ đầy hoa vàng với hương thơm bay xa đến mười dặm.
Hoa mộc hương không chỉ đẹp, thơm mà còn chế biến thành nhiều loại bánh ngon, pha trà, ngâm rượu. Rượu hoa quế thơm ngọt cũng trở thành thức uống yêu thích của người xưa.
Mộc hương còn là cây phong thủy được ưa thích. Cây cảnh này tượng trưng cho may mắn, tài lộc, phù hợp trồng ở sân hoặc trong nhà.
Cây cảnh này có ý nghĩa đẹp: “phú quý và tốt lành”. Tên gọi mộc hương theo tiếng Hán đồng âm với từ quý nhân. Vì thế, người xưa còn có câu: “Mộc hương trồng trước nhà, quý nhân vào trong cửa” xuất phát từ chính cái tên của nó.
Chính vì mộc hương mang ý nghĩa tốt đẹp như vậy nên có rất nhiều người yêu hoa thích trồng cây cảnh này ở sân nhà.
Trên đây là những loài cây có ý nghĩa tốt lành mà người xưa khuyên trồng trước sân nhà. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng những cây cảnh này mang ý nghĩa tinh thần, còn thực sự muốn giàu có cần cần cù, chịu khó làm ăn thì bố mẹ, con cháu mới giàu có được.
Nếu lười biếng thì dù trong sân có trồng đầy những loại cây này cũng vô ích. Muốn giàu thì chỉ có cách là dùng chính bàn tay và mồ hôi của mình mà thôi.