NGŨ VỊ

Ở Trấn Khẩu có một bà lão bán kẹo mạch nha.

Ai thích đồ ngọt, đều tìm cách thân thiết với bà, có một nốt ruồi ở khóe mắt bà, họ Trữ, nhưng tính khí của bà chẳng có gì tĩnh lặng hết, những đứa trẻ rất sợ khi nhìn thấy bà, trả bao nhiêu tiền thì lấy bấy nhiêu kẹo, khách hàng quen thuộc gì cũng chẳng liên quan.

Làm kẹo mạch nha rất cần công phu và sự tỉ mỉ, nhưng một bà lão gần trăm tuổi, lại có thể pha trộn ngũ vị lại với nhau, nhìn rất hấp dẫn.

Kẹo chính là kẹo, rất ngọt.

Trước giờ tôi chưa bao giờ thích bà Trữ, nhưng lại rất thích kẹo của bà.

Nhà tôi nghèo, thật sự không có tiền mua kẹo, lại chẳng có cách nào bắt chước mấy đứa con trai đi làm thuê, đành phải cùng mấy đứa phá bĩnh trong thôn bàn bạc, đi đến chỗ làm kẹo của bà ăn trộm mấy miếng.

Trẻ con thì trộm kẹo thế nào, kết quả lần đầu đi ăn trộm đã bị bà bắt quả tang, mấy thằng con trai nhanh chân trốn hết, bỏ lại mình tôi.

Tôi run đến mức cứ đứng như trời trồng, nước mắt rơi xuống ào ào, nghĩ thầm lần này chết chắc, bà Trữ chắc chắn sẽ trừng trị tôi. Thoáng chốc, trong đầu tôi tưởng tượng ra một cái roi mây, không nén được cả người đổ mồ hôi lạnh.

Bà Trữ quả nhiên vẻ mặt nghiêm nghị, cầm một cái roi mây đi ra. Tôi khiếp vía bảo ‘bà Trữ à, cháu xin lỗi.’

Bà rống lên một câu ‘con gái mà tập tành đi trộm cắp thì sau này thế nào ?’ Tôi bị bà la đến muốn thủng màng nhĩ, bà vừa cầm lên cánh tay của tôi và treo trên không, lại giống như thời gian đang bất động vậy, cứ trì trệ mãi như thế.

Than ôi, có chuyện gì vậy chứ, tôi cố lấy tất cả dũng khí nhìn về phía bà.

Bà cứng đờ nhìn chằm chằm vào vết bớt trên cổ tay tôi, ánh mắt vừa hoảng hốt vừa kinh ngạc. Bà Trữ hỏi rất nhỏ :’Cháu tên gì ?’

Cái bớt này tôi có từ khi mới sinh, có chút đen, như bị dây thừng quấn vài vòng rồi để lại dấu vết vậy, thầy bói nói, đây là dấu vết của niềm vui và nỗi buồn của kiếp trước của tôi. Vì thế mẹ đặt tên tôi là Nam.

Vì thế tôi run rẩy nói ‘Nam, tên đầy đủ là Ngô Nam.’

Đọc gần giống với Vô Nan.

Chỉ là những trưởng bối chỉ trỏ mẹ tôi, nói cái tên này cũng thật đẹp, Vô Nan, Vô Nam, chả trách ngay cả một đứa con trai cũng sinh không nổi. Cho nên mẹ tôi mất rồi.

Bà Trữ đột nhiên buông cây roi mây xuống, nhưng lại nắm chặt tay tôi. Tôi bị bà làm cho sợ hãi, nước mắt như thác đổ ào ào rơi xuống.

Sau đó chuyện gì tôi cũng không nhớ rõ, chỉ nhớ bà phá lệ đưa cho tôi một bao kẹo mạch nha, cuối cùng không biết là lầm bầm lầu bầu cái gì, hay là đang hỏi tôi: ‘Cháu nếm thử một chút, ngọt hay không ngọt.’

Kẹo thật là ngọt, tôi nếm nó với cảm giác tội lỗi, và trái tim tôi vẫn còn hoang mang vì sao bà vẫn còn đối xử rất tốt với kẻ ăn trộm vậy chứ?

Chỉ là, kẹo này ngọt quá, tôi nghĩ nếu nhạt thêm một chút là ngon hơn rồi. Thật ra nói trẻ con không hiểu chuyện, cũng không đúng. Mấy người lớn trong thôn, thấy bà đều vòng đi đường khác, lại chẳng bao giờ nói nguyên nhân. Còn trẻ con tiếp cận bà chỉ vì kẹo, nếu không phải kẹo mạch nha của bà quá đặc sắc, hấp dẫn không ít khách du lịch, có lẽ đã bị trưởng trấn khuyên chuyển đi rồi.

Sau khi mẹ tôi mất, tôi sống nhờ ở nhà cậu hai, cậu mất vợ, có một đứa con trai nhỏ hơn tôi, cậu bị mất một chân, nhưng vẫn là một người tốt bụng. Trong thế giới này, tốt bụng thì có ích lợi gì chứ, hàng xóm đều cười nhạo như vậy, một phế vật mất vợ, không tính ăn mặc, ngay cả gạo đều mua không nổi.

Tôi thích kẹo của bà Trữ, hình như cũng có chút thích bà. Tôi nói vậy là bởi từ khi từ nhà bà trở về, cái đám kia không biết xấu hổ, nghe nói tôi ở nhà bà không bị đánh còn được cho một bao kẹo, chúng nó bực mình, lúc tan học trực tiếp chặn tôi lại.

Này, thằng đi đầu cười nói ‘mày dùng cách gì để lấy kẹo á ?’

Tôi bĩu môi nói ‘Tại bà ấy thích tao, như nào ?’

Bản thân tôi cũng chưa từng nghĩ đến, lời nói thốt ra lại có thể tự hào như vậy, kết quả mấy thằng kia nổi giận, ồn ào không biết xấu hổ, ba bốn đứa vây quanh tôi, giơ nấm đấm lên.

‘Mấy thằng nhóc không biết xấu hổ, cút ngay.’

Một âm thanh to lớn khiến bọn chúng sợ hãi, mấy đứa trẻ này cũng lanh đấy, lập tức đào tẩu. Tôi xoay người lại, tất cả ủy khuất bỗng nhiên dâng lên, biến thành những giọt nước mắt không ngừng chảy xuống.

Tôi không dám làm nũng với bà, chỉ đứng tại chỗ khóc, bà Trữ từ xa bước đến, véo mặt tôi dường như đang muốn kiểm tra xem tôi có bị thương không, nhưng bàn tay không điều chỉnh được độ mạnh nhẹ, đến khi mặt tôi ửng hồng, bà mới bỗng nhiên buông ra.

Bà Trữ dường như có chút ngượng, vì thế liền lấy ra một bao kẹo, nói ‘tặng cháu.’

Tôi nhanh chóng xua tay, nhưng bà thật sự rất mạnh, vì thế một bao kẹo cứ thế nằm gọn trong túi tôi. Tôi bỗng nhớ tới vấn đề lần trước, vì thế cố lấy dũng khí nói, kẹo có chút ngọt, nếu làm nhạt hơn một chút thì ngon.

Bà quay mạnh đầu lại: ‘cháu nói lại lần nữa.’

Tôi nói lại, kẹo rất ngọt.

Tôi không cách nào hình dung vẻ mặt của bà khi ấy, giống như xuyên qua ánh mắt tôi, nhìn thấy một người khác vậy.

Bà hỏi ‘kẹo rất ngọt, nên thêm gì ?’

Tôi lắc đầu.

Hy vọng trong ánh mắt bà rốt cục cũng dập tắt, mặc dù tôi không biết bà đang mong đợi điều gì.

Nhân sự thay đổi theo thời gian, kẹo của bà vẫn rất ngọt, so với tôi nghĩ thì nó còn ngọt hơn một chút. Bà thường cho tôi kẹo ăn, giống như đây là cách biểu đạt tình cảm duy nhất mà bà biết vậy. Đám trẻ kia thấy thế, cũng chẳng dám đến tìm phiền phức với tôi nữa.

Ngày ấy tôi xuất giá, bà cũng rất già rồi, lại không biết nên tặng tiền hay không, cuối cùng tặng tôi một đôi vòng tay vàng.

Bà nhét nó vào tay tôi, giống như lần đầu đưa tôi một bao kẹo đường vậy.

Tôi kinh ngạc nói ‘bà Trữ à, không cần không cần đâu’.

Chỉ là bà kiên cường nói ‘năm đó ta không kết hôn, ta đã cất đôi vòng tay này 40 50 năm rồi, không tặng cho cháu thì cũng theo ta vào mộ thôi.’

Người bên cạnh đều ngại nghe những lời này thật xui xẻo, nhưng tôi lại biết, bà thật sự yêu thương tôi.

Chú rễ kéo tay tôi, muốn dẫn tôi rời khỏi trấn nhỏ này. Tôi biết anh là người tốt, nhưng không hiểu sao lại có chút luyến tiếc trấn nhỏ này.

Như vậy có tốt không ?

Nó sinh ra tôi nhưng không chào đón tôi

Nó nuôi dưỡng tôi, lại cướp đi tình yêu của tôi.

Nhưng có một loại kẹo thật ngọt của bà Trữ, lại chẳng bao giờ thay đổi mùi vị.

Bà Trữ không quay đầu lại tiễn tôi, một mình lẻ loi trở về xưởng, tôi nhìn thấy hình dáng bà ngày càng nhỏ gầy.

Có lẽ, tôi cũng trưởng thành rồi.

Rất nhiều năm sau, tôi và chồng mang theo con trở về thôn. Tôi gặp vợ chồng em họ của tôi, còn có con của em ấy nữa. Tôi còn gặp được mấy đứa hồi bé ăn hiếp tôi, cái tên đi đầu cười lớn nói lớn kia, chính là kẻ từng thề hẹn muốn cưới tôi. Nhưng tôi dường như không nhìn thấy bà Trữ.

Tôi để chồng và con ở nhà, sau đó lẻ loi một mình đi đến xưởng của bà, nơi đó trống rỗng, nhưng dường như vừa mới dọn đi không lâu.

Một người công nhân chuyển nhà ở bên trong đi ra, tôi vội vàng chạy đến ngăn anh ta nói ‘đại ca, xin hỏi một chút, người sống ở đây đi đâu rồi ?’

‘chết rồi’ – giọng anh ta lạnh băng nói, thi thể cũng thối rữa và bị ném xuống sông 2 ngày trước rồi.

Chỉ là nơi này có gì đó xui xẻo lắm – anh ta chỉ vào một cái hộp gỗ không lớn không nhỏ nói.

Tôi kìm nén nỗi đau và sự tức giận, nói cảm ơn.

Trong hộp có gì chứ ?

Bên trong chỉ có một mớ tiền giấy, mấy cái trâm cài tóc và một bức ảnh.

Ảnh chụp là hai người phụ nữ, mặc sườn xám, với ngoại hình rất đẹp. Tôi quan sát một chút, người bên trái có lẽ là bà Trữ, bởi vì khóe mắt có một nốt ruồi. Vậy người bên phải là ai ? Tôi lật tấm ảnh lại.

‘Trữ và Nam’

Tay tôi run lên, khung ảnh rơi xuống mặt đất, loảng xoảng một chút, người công nhân chuyển nhà nhìn về phía tôi.

‘Haiz, hai người phụ nữ, thật ghê tởm.’

Anh ta nói, đáng đời bị chết đuối. Tôi khiếp sợ hỏi chuyện thế nào ? Anh ta ngẩng đầu nhìn trời, tôi chợt nhìn thấy thật ra anh ta cũng già rồi.

Anh ta châm một điếu thuốc, sau đó nói năm đó phải chia rẽ hai người họ, người kia tên Nam, bị một vài người trong làng trói chặt, buộc một sợi dây thừng trên cổ tay, buộc cả người vào một hòn đá lớn, sau đó ném xuống sông.

Tôi bỗng nhiên nhớ tới vết bớt trên cánh tay, sau đó đập vỡ khung ảnh, bên trong rơi ra một bức thư.

‘Nam, tôi làm kẹo ngọt một chút rồi, nếu em đã quay lại, cứ chạy đến mắng bảo kẹo tôi làm rất ngọt đi, tôi sẽ biết người đó là em.’

‘Em xem, nước thì loãng, muối thì mặn, còn em thì rất ngọt ngào.’

‘Tôi không bao giờ….muốn bản thân được hạnh phúc thêm lần nào nữa. Nhưng tôi muốn gặp em khi em vẫn còn là một đứa trẻ, muốn nhìn em trưởng thành, muốn chăm sóc em, muốn nhìn thấy em lập gia đình, muốn tặng em một một bộ vòng tay.’

‘Sau này, quãng đời còn lại, tôi chỉ muốn em được hạnh phúc.’

Tôi không tin vào sự tái sinh, tôi không tin chuyển kiếp, không tin định mệnh, tôi có chồng con. Nhưng vào khoảnh khắc ấy, tôi dường như nhìn thấy rất nhiều năm về trước, có một người phụ nữ mặc sườn xám đang bước về phía tôi.

Tôi cười nghĩ rằng, đó chỉ là một giấc mộng.

Như bà Trữ đã nói: Thế gian này, ngũ vị nhân sinh là bất tận, cùng tồn tại cùng sinh trưởng. Vật là thế, chuyện là thế, con người cũng thế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *