NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ DẦN BIẾN MẤT ĐI

Theo Nhà ngôn ngữ học Claude Hagège ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 25 ngôn ngữ bị chôn theo cùng với sự qua đời của người sử dụng cuối cùng ngôn ngữ ấy.Và một nghiên cứu gần đây cho thấy có hơn 3.000 ngôn ngữ trên toàn thế giới đang bị đe dọa, tức là khoảng một nửa số ngôn ngữ được sử dụng trên toàn cầu. Khi một ngôn ngữ biến mất, thế giới sẽ mất đi một phương pháp tư duy, một cách nhìn nhận thế giới quanh ta.

Không giống việc chinh phạt một đất nước hay làm sụp đổ một hệ thống kinh tế, ngôn ngữ – là thứ không hề dễ xóa sổ. Nhà báo James Griffiths đã từng nói trong cuốn Speak Not: Empire, Identity and the Politics of Language rằng “Ngôn ngữ không mất đi, chúng chỉ có thể bị chiếm đoạt. Chúng bị nhổ bật gốc rễ vì sự trấn áp hoặc thờ ơ, những người nói bị đồng hóa vào một ngôn ngữ mới, hay bị bỏ mặc vật lộn trong một không gian cứ ngày càng mờ nhạt”.

Thật vậy, một ví dụ thực tế hơn về hình ảnh những người sử dụng cuối cùng ngôn ngữ riêng ấy hay được gọi là “người kể chuyện cuối cùng” được nhắc đến ở bối cảnh đất nước Hàn Quốc rằng hầu hết họ đều đang sống một mình. Họ biết rằng họ đã bị bỏ rơi từ rất lâu trong trung tâm của thứ tiếng mẹ đẻ, chính giữa vũ trụ rộng lớn. Lạc mất mẹ giữa phố chợ ồn ào rồi khóc lóc cũng chẳng có tác dụng gì. Tất cả những thứ đã chết và sống sót, chỉ còn lại bản thân với “lời nói” vô cùng đẹp đẽ và tinh tế hết sức đó, một mình họ cũng không thể cáng đáng được… Họ cũng mong rằng sẽ có ai đó mở cửa và chào đón mình bằng thứ ngôn ngữ của bộ tộc mình giống như một kỳ tích nhưng điều đó đã không xảy ra…

Từ ngữ được phản chiếu vào âm thanh rồi chiếu cầu vồng vào tinh thần. Tình yêu là từ liên kết đối với một dân tộc nào đó và là trợ từ đối với nước láng giềng. Tuy nhiên, đối với một vài bộ tộc khác, họ không được dán tên và cũng không được gắn danh thiếp, nên sẽ chẳng ai biết họ là ai và ngôn ngữ của họ là gì.

Đối với mỗi người trong chúng ta đang sống giữa thế gian này thì tiếng mẹ đẻ có lẽ chính là hơi thở, là nghĩ suy, là hình xăm của mỗi người, thế nên đó không phải là điều có thể dễ dàng xóa đi hoặc từ bỏ vì một lý do đột nhiên “không muốn làm nữa”.

Nếu một ngôn ngữ biến mất, các nhà ngôn ngữ học sợ rằng ngôi làng toàn cầu sẽ mất đi tư duy, lịch sử, văn hóa và sắc thái độc đáo của những người nói nó. Bảo vệ ngôn ngữ văn hóa dân tộc ít người là bảo vệ một tài nguyên thiên nhiên, một bảo tàng sống, một nguồn du lịch để giúp phát triển kinh tế đất nước và đánh dấu chủ quyền của đất nước. Ngôn ngữ và văn hóa dân tộc ít người cũng là một di sản phi vật thể sống động cần được bảo tồn. “Đừng để mất đi dẫu chỉ là thiểu số”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *