Nghệ thuật phương Đông và phương Tây có gì khác nhau?

A: Göktuğ Danacı, sống tại Ankara (Từ 1999 – nay )

—————————————————————

Tôi sẽ lấy từ góc nhìn của đế chế Ottoman để trả lời, và sẽ nói chủ yếu từ thế kỷ 19. Kỷ nguyên mà tôi chọn là nơi mà những nghệ sĩ phương Đông đều kết luận rằng nghệ thuật phương Tây đa phần theo dạng có đúng, có sai và thiên về “sự chân thực và đúng đắn”. Vì thế, với quan điểm chủ đạo của những người cai trị thời ấy, kể cả những nghệ sĩ và tính kiểm soát nghệ thuật đều được lấy từ cái gọi là “Phương Tây hóa”.

Phó vương Ai Cập và đế chế Ottoman lúc đó đang trong cuộc chiến, những trận đấu tại chiến trường cứ thế kéo dài giữa hai đế chế phương Đông khổng lồ. Trận chiến này thực chất lại được đánh ở Paris, thủ đô của nước Pháp! Chiến thắng thuộc về Halil Ziya Pasha (một nhà văn của Ottoman), khi ông ta đưa cây cọ lần cuối để vẽ một bức tranh sơn dầu!

Nghe không giống phương Đông tí nào phải không? Cả người Ottman lẫn người Ai Cập đều gửi gắm những người tốt nhất của họ cho trận đấu này. Và người thắng cuộc chíinh là Halil Ziya.

Vậy thì, lam sao nghệ thuật phương Đông lại từ đó tới đây? Lý do đằng sau nó là gì?

Lý do chính đằng sau đương nhiên là sự phương Tây hóa, nhưng đó không phải là tất cả. Trong suốt thời kỳ ấy, rất nhiều các quốc gia phương Đông gửi học sinh của họ tới các nước phương Tây, trong số đó là một thanh niên trẻ tuổi với nhiều tham vọng tên là Osman Hamdi (họa sĩ, nhà khảo cổ học người Thổ Nhĩ Kỳ), một cậu bé sẽ đặt chân tới Paris để học trường Luật, hay ít nhất đó là lý do chính mà cậu bé tới Paris.

Thế nhưng, Cậu bé Hamdi ấy gặp phải một số rắc rối để nhập học trường luật tại Paris, và với xưởng vẽ tranh của thầy giáo mình, cậu bé ấy đã bị phân tâm một thời gian….

Người thầy của cậu bé ấy tên là Jean Leon Gerome, nhà Đông phương học vĩ đại nhất nước Pháp, đồng thời cũng là một họa sĩ. Tuy nhiên, cậu bé Osman Hamdi trở thành anh chàng Osman Hamdi Bey và trở lại quê nhà của mình, Asithane (tên gọi khác của Istanbul).

Anh ấy và cậu bạn người Levantaine của mình, Alexandre Vallaury, đã mở một ngôi trường nghệ thuật mang tên đại học Sanayi-i Nefise Mektebi. Bản thân Vallaury là một kiến trúc sư nổi tiếng vào thời điểm đó, ông đã lên kế hoạch cho các bản phác thảo và kiến nghị tới người đứng đầu chính phủ thời ấy cho Trường nghệ thuật mang hơi hướng châu âu (Europeancolic tui không rõ dịch kiểu gì) và được chấp thuận, do đó trường Sana-i Nefise được ra đời.

Trường học chủ yếu theo hướng nghệ thuật phương Tây, từ Ingres đến Delacroix, đã có rất nhiều tác phẩm mạng tính phục dựng lại đã được thực hiện, thậm chí còn mượn phong cách từ một số giáo viên của Kiến trúc Beaux-Arts từ Paris và đã đạt thành công rực rỡ. Giờ đây, ngôi trường này vẫn tiếp tục giảng dạy của với tên gọi “đại học Mimar Sinan”, được đặt theo tên của nhà kiến trúc vĩ đại Mimar Sinan.

Tác phẩm của thống đốc Halil Pasha – Madame X, Hiện đang ở Bảo tàng Sakıp Sabancı, Istanbul.
Osman Hamdi chỉ Osman Hamdi, bắt đầu từ thế kỷ 19.
Hai nữ nghệ sĩ, Osman Hamdi Bey

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *