“Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ cho là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí”. Khái niệm tài sản và tiêu sản lần đầu được Robert Kiyosaki nhắc tới trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Rich Dad, Poor Dad”.
Dù cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào gần 2 thập kỷ trước (2000), những khái niệm trên vẫn không ngừng được truyền bá rộng rãi cho đến ngày nay.Vậy tài sản và tiêu sản là gì? Làm thế nào để người trẻ có thể phân biệt giữa hai khái niệm này để chi tiêu hợp lý hơn?
1. TÀI SẢN LÀ GÌ?
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Bạn bỏ tiền ra để sở hữu chúng, sau đó chúng có thể sinh ra lợi nhuận cho lại vào trong túi của bạn, và trong tương lai tiền của bạn sinh lời so với số mà bạn đã bỏ ra ban đầu. Tài sản càng nhiều, chủ nhân càng ít phải lao động mà vẫn có thể trở nên ngày một giàu hơn.Ví dụ: Bạn mua một khóa học online về Quản lý tài chính cá nhân và áp dụng thành công trong cuộc sống và giúp bạn tiến tới tự do tài chính cá nhân. Như vậy, khóa học trong trường hợp này là tài sản.
2. TIÊU SẢN LÀ GÌ?
Tiêu sản là là những của cải bạn bỏ tiền ra để sở hữu, sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng. Khác với tài sản sẽ sinh ra lợi nhuận và làm chúng ta giàu hơn, tiêu sản chẳng những không hề sinh lợi mà nó còn làm tiêu hao của cải cho những chi phí phát sinh. Vậy việc mua nhiều tiêu sản vượt quá thu nhập sẽ dẫn đến việc bạn mãi luẩn quẩn trong vòng quay mưu sinh vất vả, không thể làm bản thân giàu lên được.Ví dụ:ᐅ Bạn mua một chiếc điện thoại đời mới để dùng, sau đó bạn tiếp tục phải tốn tiền mua ốp, tiền điện, tiền sửa chữa… Trong khi đó, bạn chỉ dùng chiếc điện thoại này với mục đích giải trí, lướt Facebook trong vô thức thì chắc chắn chiếc điện thoại ấy sẽ không bao giờ đủ bù lại số tiền mà bạn phải bỏ ra cho nó.ᐅ Bạn mua một đôi giày đắt tiền. Trong quá trình sử dụng, bạn phải tốn công giặt ủi và các phụ phí khác đi kèm như tiền giặt, tiền điện nước,…Đôi giày sẽ mất dần giá trị theo thời gian và không bao giờ hoàn trả lại bạn số tiền trả cho nó ban đầu. Vì vậy, đôi giày chính là tiêu sản.Đó là lí do bản thân mình có thể đắn đo khi bỏ tiền mua một chiếc áo rất đẹp và mình rất thích nhưng mình lại quyết định nhanh chóng khi mua một khóa học về kinh doanh online, xây dựng website, và kênh mạng xã hội sao cho hiệu quả dù khóa học đó tiêu tốn của mình số tiền gấp cả chục lần chiếc áo kia. Và mình rất vui vì đã quyết định đúng đắn, bởi chỉ sau hơn 1 tháng học, mình đã tích lũy kiến thức để vừa phục vụ công việc toàn thời gian và vừa xây dựng thương hiệu cho bản thân. Hơn thế, nhờ đó mà mình đã có những đồng tiền thu lại được và tiếp tục hướng tới hành trình tự do tài chính của bản thân sau khi vừa ra trường chưa tới một năm.Chẳng phải sẽ rất tuyệt vời nếu bây giờ bạn không hề có tiêu sản mà có chỉ toàn là tài sản? Điều này không đúng. Cần lưu ý rằng, tất cả chúng ta, bất kể giàu, nghèo hay trung lưu đều có và cần tiêu sản. Sự thật là tài sản và tiêu sản luôn cùng nhau tồn tại, đó là 2 mặt của cùng một vấn đề. Tiêu sản làm hao mòn thu nhập của chúng ta, nhưng đổi lại lại giúp chúng ta thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của đời sống như ăn, uống, nghỉ ngơi, tắm giặt,….Hạn chế chi tiêu cho tiêu sản không có nghĩa là ép buộc bản thân phải sống kham khổ, tằn tiện mà không tận hưởng cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta nên làm thế nào để tích lũy tài sản nhiều hơn tiêu sản để vừa có thể giàu có vừa có thể cân bằng cuộc sống. Việc này có nghĩa là nếu như bạn muốn nhanh chóng đạt đến sự tự do tài chính, hãy kiểm soát chi tiêu của mình một cách hợp lý, luôn phân chia thu nhập ra nhiều phần cho các mục đích khác nhau và sử dụng chúng thật hiệu quả.Hy vọng kiến thức này giúp bạn sớm hình thành tư duy quản lý tài chính cá nhân và thói quen chi tiêu hợp lý ngay từ khi còn là sinh viên.
Lưu ý: Bài viết được viết dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân nhằm mục đích tham khảo và không nên được coi là lời khuyên tài chính chính thống. Hãy đọc và áp dụng với bản thân sao cho phù hợp nhé!