“Nền cộng hoà đầu tiên của phương Đông”

Khi nói tới thể chế cộng hoà thì Hoa Kỳ được đại đa số biết tới là nơi có nền cộng hoà lâu đời nhứt.
Tuy nhiên, cũng đương thời Hoa Kỳ lập quốc , một tổ chức kinh tế người Trung Hoa cũng đã thành lập một thể chế cộng hoà tương tự trên đảo Borneo và là nền cộng hoà đầu tiên của khu vực Đại Đông Á. Nhưng làm sao một tổ chức lại có thể hình thành một hình thể nhà nước hiện đại, tiến bộ?

Mọi việc bắt đầu từ một học giả người Trung Hoa, ông La Phương Bá (羅芳伯). Sanh tại tỉnh Quảng Đông năm 1738 trong một gia đình người Khách Gia. Ông được xem là một trong những người Trung Hoa có tầm ảnh hưởng lớn về lẫn kinh tế và chánh trị vào thế kỷ 18. Một người văn võ song toàn, còn có thể cưỡi cả một con cá sấu qua sông.
Là một tín đồ Nho Giáo, ông La đã có khát vọng lập nghiệp trong triều đình địa phương. Tuy nhiên, ông đã rớt nhiều lần trong những kỳ thi tuyển. Chán nản, ông đành phải hướng tới con đường khác.
Chợt nghe tin phong phanh về vùng đất Nam Dương (cách gọi của người Trung Hoa về vùng đất Đông Nam Á đương thời), một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là vàng và thiếc) và nhiều cơ hội nghề nghiệp. Khát khao niềm vinh quang, ông La đã quyết định vay một số vốn, thuyết phục một số người để đồng hành và cuối cùng thẳng tiến tới Borneo. Sau đó nơi ấy đã trở thành điểm nóng cho người lao động Trung Hoa.

La Phương Bá tới Borneo vào lúc chánh trị bất ổn. Vào lúc này, đảo Borneo có khá nhiều thủ lãnh (tiếng Malay: Sultan) và đây là ba Sultan lớn nhứt đảo:
_Singkawang Sultanate
_Kuntian Sultanate
_Mempawah Sultanate
Cả ba Sultan này đều không có mối quan hệ tốt, tranh giành quyền kiểm soát nguồn tài nguyên. Khi dân số người Hoa trên đảo tăng thần tốc lên tới một vạn với cách hành xử tôn trọng người bổn địa và trình độ nhân công cao, cộng đồng đã tạo được cảm tình cho các thủ lãnh, cả ba Sultan đã tổ chức chiêu mộ người lao động Trung Hoa, cho họ nhiều phúc lợi.
Ông La và những người bạn đã định cư tại Kuntian (hiện là Pontianak, Indonesia) và kết thân với Sultan của Kuntian. Sau đó thành lập công ty tên là Lan Phương (kết hợp giữa tên người bạn thân đồng hành với ông là Trần Lan Bá và tên ông là La Phương Bá) với mục đích hợp tác, phát triển cũng như tự vệ đối với các thế lực thù địch. Dưới sự lãnh đạo của ông La, Lan Phương phát triển rực rỡ.

Khi mọi sự giữa Sultan Kuntian và Sultan Mempawah trở nên xung đột. Sultan Kuntian đã thỉnh cầu công ty Lan Phương hiện đã giàu về nhân lực và sức mạnh, chiến đấu cùng phe của Kuntian. Cùng nhau, liên minh họ đã đánh bại Mempawah vào đường cùng. Hợp nhứt lại các Sultan, Lan Phương đã chứng tỏ được sự lợi hại của mình.

Nhận thấy sức mạnh to lớn của Lan Phương, Sultan Kuntian đã ký tặng thêm đất đai và quyền khai thác tài nguyên. Điều khoản này đã tăng thêm quyền lực và sức mạnh cho Lan Phương, giờ đã thành một vùng đất tự trị thịnh vượng.

Nắm được quyền kiểm soát khu vực Tây Borneo, nội bộ công ty Lan Phương bàn bạc về việc làm tiếp theo. Nhứt trí, hội đồng các thành viên công ty đã quyết định tuyên bố thành lập vương quốc Lan Phương và tôn La Phương Bá lên cương vị Hoàng Đế. Tuy nhiên, do ông La có lối suy nghĩ tiến bộ và hiểu rộng về chủ thuyết cộng hoà của phương Tây, ông đã khước từ xưng hiệu Hoàng Đế thay vào đó là Tổng Chế (cũng như Tổng Thống). Và rồi năm 1777, chánh phủ Cộng Hoà Đại Thống Chế Lan Phương (蘭芳大統制共和國)được thành lập, La Phương Bá được hội đồng bầu cử một cách dân chủ cho chức Tổng Chế.

La Phương Bá là người ủng hộ tư tưởng dân chủ cộng hoà. Cho phép các cử tri bầu ra hội đồng và chánh phủ của riêng mình. Ông ta cũng thành lập chánh phủ Tam Quyền Phân Lập (Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp) loại hình chánh phủ này ngày nay rất phổ biến ở nhiều quốc gia.

Với tiếng tăm vang xa, nhiều chuyên gia phương Tây đã tới khu vực để tìm hiểu về sự hiệu quả của chánh phủ cộng hoà Lan Phương so với chánh phủ Washington của Hoa Kỳ đương thời.

La Phương Bá tạ thế năm 1795 (thọ 57 tuổi) sau khi làm Tổng Chế 18 năm. Sau đó Cộng Hoà Lan Phương vẫn tồn tại thêm 89 năm với 10 đời nguyên thủ thông qua những cuộc bầu cử công bằng và dân chủ. Cộng Hoà Lan Phương giải thể năm 1884 khi người Hà Lan tới chiếm đóng và thuộc địa hoá Borneo. Lịch sử về Lan Phương gần như bị phai nhạt về sau.

Cộng Hoà Lan Phương đã bị xoá khỏi bản đồ, người dân số ở lại, số lưu lạc tới những nơi khác như Malaysia, Singapore… Một điều thú vị rằng ông Lý Quang Diệu, quốc phụ của Singapore sau này là một hậu duệ của những người Lan Phương ngày trước. Singapore của ông đồng nghĩa là một “Đệ Nhị Lan Phương”.

Trang sử này phần lớn đã được ghi chép lại bởi con rể của một nguyên thủ Lan Phương cuối cùng.

Trong chuyến du ngoạn Malaysia, Singapore và Indonesia. Tui tình cờ được nghe câu chuyện này từ một người Hoa Singapore, cũng là hậu duệ của Lan Phương phục thuật lại. Tổng hợp lời kể và một số thông tin trên mạng, tui đã dịch từ tiếng Anh, tiếng Hoa sang tiếng Việt và hôm nay viết lên câu chuyện hoàn chỉnh chia sẻ mọi người.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *