Neerja Bhanot sinh ngày 07/09/1963 tại Chandigarh, Ấn Độ. Cô xuất thân trong một gia đình bình dân, đi học ở Chandigarh, sau đó là ở Mumbai. Ở tuổi 19, cô kết hôn với một kỹ sư hàng hải nhưng bị chồng b.ạ.o h.à.n.h, đối xử thậm tệ. Vì vậy sau hai tháng sống trong cuộc hôn nhân địa ngục cô đã mạnh mẽ quyết định ly hôn, giải thoát bản thân.
Cô làm lại cuộc đời, ứng tuyển vị trí tiếp viên hàng không và được nhận vào làm việc. Vào ngày 05/09/1986, Neerja được giao phục vụ trên chuyến bay Pan Am Flight 73 đi từ Mumbai đến New York.
Trên chuyến bay đó đã xuất hiện 4 gã đàn ông Palestine có vũ trang giả mạo là nhân viên an ninh sân bay đã tấn công vào chiếc máy bay đang chở 380 hành khách cùng 14 thành viên phi hành đoàn, trong đó có Neerja.
Chúng đã b.ắ.n c.h.ỉ t.h.i.ê.n đe dọa mọi người. Trong tình thế hỗn loạn các phi công người Mỹ đã thoát ra khỏi máy bay nhờ thông báo của tiếp viên và máy bay không thể cất cánh. Các tên không tặc đã bắt giữ và tấn công nhắm vào người Mỹ. Chúng là thành viên của Abu Nidal, một tổ chức đang phản đối chính sách của Mỹ ở Trung Đông. Chúng buộc phi hành đoàn đưa chúng đến đảo Síp và Israel, nơi mà đồng bọn của chúng đang bị giam giữ vì tội k.h.ủ.n.g b.ố.
Hành khách và phi hành đoàn bị không tặc giam giữ trong suốt 17 giờ. Trong khoảng thời gian đó đã có bị bắn chết, Neerja đã cố gắng giúp hành khách giữ bình tĩnh, phục vụ đồ ăn thức uống cho họ để vượt qua biến cố kinh hoàng này.
Cuối cùng khi không thể làm theo đúng kế hoạch, những tên không tặc đã nổ súng nhằm tiêu diệt tất cả con tin. Đúng lúc đó, Neerja đã bật lối thoát hiểm để sơ tán hành khách. Trong tình cảnh hỗn loạn đáng sợ đó đã có 22 người bị chết và 150 người bị b.ắ.n trọng thương. Trong số đó có Neerja, cô bị b.ắ.n chết khi che chắn những viên đạn cho 3 đứa trẻ.
Một đứa trẻ 7 tuổi mà Neerja đã cứu sống ngày ấy sau này đã trở thành cơ trưởng của một hãng hàng không lớn và anh chia sẻ rằng Neerja là nguồn cảm hứng, động lực giúp anh theo đuổi ước mơ.
Sự hy sinh cao cả của Neerja đã được nhiều người ca ngợi, biết ơn. Cô được trao tặng giải thưởng Ashoka Chakra. Đây là giải thưởng anh hùng thời bình của Ấn Độ. Neerja là người phụ nữ đầu tiên và là người trẻ nhất được trao giải thưởng này.
Câu chuyện của cô trở thành nguồn cảm hứng cho phụ nữ Ấn Độ. Hình ảnh của cô còn được in trên tem thư Ấn Độ và năm 2016 bộ phim về cô mang tên Neerja đã được phát hành nhằm tôn vinh, tưởng nhớ đến một người con gái anh hùng của ngành hàng không.
Nguồn: History Cool Kids
Nghe thấy ly hôn thế kỉ trước ở Ấn là thấy ngầu v rồi
Mình xem phim về chị này rồi nè khúc cuối tưởng chị thoát được ai ngờ vì bảo vệ đứa bé mà bị bắn. Respect
Đọc bài này thôi đã thấy xúc động lắm rồi, xem phim chắc thương chị lắm. Đúng là người phụ nữ dũng cảm có tâm hồn cao cả.
Theo như mình được biết qua chị bạn người Ấn Độ, thì việc ly hôn ở Ấn là cực kì hiếm, chỉ khoảng 1%. Vì mặc dù điều đó là hợp pháp, nhưng trong văn hoá Ấn, phụ nữ li dị chồng được coi như là một loại tội lỗi. Dù là xuất phát từ bất cứ lí do nào (chồng bạo hành, ngoại tình), thì người phụ nữ li dị chồng vẫn bị coi khinh và miệt thị, mà chủ yếu là từ gia đình của mình, đặc biệt là người mẹ. Bà bạn mình kể mà rùng mình, bả kêu là mẹ bả sẽ là người đá bả ra khỏi nhà nếu bả dám li dị chồng =)) điều thú vị nữa là việc tái hôn cũng rất hiếm (trong trường hợp bạn đời không may vắn số), đa số phụ nữ Ấn sẽ chọn ở vậy nuôi con đến cuối đời.Cho nên chị là người phụ nữ anh hùng với tư tưởng tiến bộ
Được đi học và làm tiếp viên, dám ly dị chồng thì xuất thân của cô cũng k hẳn là bình dân nhỉ, vì nhớ Ấn Độ phân chia giai cấp kinh khủng lắm
Éo hiểu sao ông chồng lấy được vợ đẹp như thiên tiên thế này mà cũng đánh được ạ. Nhìn dung nhan này mà ra tay được thì cũng hiểu súc vật thế nào rồi đấy.
Nội cái việc dám ly dị chồng để giải thoát bản thân là thấy cô ấy là một ng phụ nữ hiện đại, dám đấu tranh vì quyền lợi của bản thân. Bây giờ có mấy ng vẫn còn sợ hãi xã hội nên k dám đấu tranh vì bản thân con cái để viết được cái tờ đơn ly dị ấy chứ