Nạn ngôn tình hóa, xào nấu lịch sử

Ranh giới giữa người học sử và kẻ diệt sử là mong manh vô cùng.

Đôi khi lướt báo mạng, 9 bài về Lý Chiêu Hoàng thì 10 bài nói bà bị phụ tình, bội bạc bởi Trần Cảnh. Nhưng Trần Cảnh có thực sự yêu Lý Chiêu Hoàng hay không? Chiêu Hoàng lên ngôi Hoàng đế từ khi chỉ là 1 đứa trẻ 6 tuổi, thường hay cho gọi Trần Cảnh vào hầu, trêu đùa thân thiết với nhau. Trần Thủ Độ lấy cớ ấy để tạo nên cuộc hôn nhân chính trị, êm đẹp chuyển giao quyền lực từ triều Lý sang triều Trần bằng việc để Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng.

Chỉ là một đứa bé 6 tuổi, làm gì có thứ gọi là tình yêu ở cái tuổi ăn chưa đủ no, áo ấm chưa biết mặc ấy. Sau này khi Lý Chiêu Hoàng bị phế xuống Chiêu Thánh công chúa, Trần Cảnh đã uất ức bỏ lên chùa đi tu. Những uất ức ở đây là uất ức cái gì? Là thương người anh trai Trần Liễu, là cảm thấy có lỗi khi lấy chị dâu làm vợ mình. Sau này khi Trần Liễu dấy binh khởi nghĩa thất bại, chính Trần Cảnh là người đã lấy thân mình che chở cho anh trước lưỡi kiếm của Trần Thủ Độ.

Việc ban hôn phối cho Lý Chiêu Hoàng với Lê Phụ Trần khi bà đã là một ni cô là một sự sỉ nhục hay là ân điển vinh hoa với một người đã từng nắm trong tay cả thiên hạ? Giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh nào có một chút tình cảm được ghi chép? Là hậu thế, không dựa trên lịch sử mà lại dựa trên góc nhìn cá nhân để phán xét lịch sử thì đó chính là xuyên tạc lịch sử.

Một khi đã chắp bút viết một bài viết về lịch sử, phải thấy cắn rứt với lương tâm khi viết những điều trái với sự thật, là do tự bản thân suy xét mà ra. Những điều ngay cả lịch sử còn không khẳng định được, là phận sinh sau đẻ muộn mấy trăm năm, lại cố chấp khẳng định đó là sự thật, là đang tự mình giết đi môn học mình tôn thờ.

  • Téc trầm cảm –

Nguồn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *