NẮM ĐƯỢC 5 QUY LUẬT CỦA BỘ NÃO NÀY, BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC BẤT CỨ THỨ GÌ!

NẮM ĐƯỢC 5 QUY LUẬT CỦA BỘ NÃO NÀY, BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC BẤT CỨ THỨ GÌ!

“Não chúng ta không giống nhau nên chúng ta AI CŨNG LÀM ĐƯỢC theo cách này hay cách khác chứ KHÔNG PHẢI KHÔNG LÀM ĐƯỢC” – Đó là niềm tin mới bạn cần ghi nhớ!

Bạn có hay kiểu khi mới làm thường rất hào hứng và rồi nhanh chóng “gãy gánh giữa đường”, kết quả là bỏ cuộc biến mọi thứ trở thành mây khói? Thực ra, mấu chốt nằm ở cách bạn điều khiển não của mình, chỉ cần nắm được 5 mẹo cơ bản để thuần phục bộ não thì bạn sẽ làm được!

1. Não chỉ thích mục tiêu đủ hấp dẫn

Bạn phải vẽ ra một mục tiêu đủ hấp dẫn. Đừng suy nghĩ kiểu “nếu mình không làm được mình sẽ kém sang thế này thế kia”, “nếu mình không học tiếng Anh mình sẽ bị lạc hậu, quê mùa, xấu hổ với bạn bè”… TRÁNH NGAY NHÉ!

Có một quy luật của não mà hầu hết mọi người đều không biết “não không phân biệt được giữa tưởng tượng và mục tiêu” và nếu tưởng tượng là tệ hại nó sẽ không sắp xếp nguồn lực để giúp bạn.

Nếu bạn vẽ ra một mục tiêu theo kiểu “hù dọa” như vậy bạn sẽ rất dễ nản và bỏ ngang bởi vì não KHÔNG HỀ GIÚP BẠN. Bạn đang làm một việc mà không được sự trợ giúp nhiệt tình của não. Giống như một đứa trẻ bị ép làm gì đó nó không bao giờ hết mình. Bạn làm theo kiểu như vậy thì thất bại là chắc chắn. Cho dù có lết được đến nơi thì cũng sức cùng lực kiệt, mất hết hứng thú.

Thay vào đó, hãy đặt ra một mục tiêu ĐỦ HẤP DẪN: “Nếu tôi biết tiếng Anh tôi sẽ đọc được rất nhiều tài liệu hay, đi du lịch bất kỳ đâu và kết giao thật nhiều bạn bè, gia nhập nhiều nhóm mới…”. Đó mới là bước đầu tiên bạn cần làm và tự nhắc mỗi ngày.

Thời gian nghĩ đến sự tích cực này: cứ nghĩ tốt đẹp liên tục trong 3 ngày.

2. Não cần được lưu vết để đến được mục tiêu

Mấu chốt thứ 2 đây: hãy LƯU VẾT cho não bằng một hình vẽ hoặc thứ gì đó sắc màu. Đây là mẹo “lưu vết” cũng dựa trên quy luật “não sẽ không biết đâu là mục tiêu nếu bạn không để lại dấu vết gì đặc biệt cho nó”.

Hằng ngày, cả ngàn cả tỉ ý nghĩ lướt qua, làm sao não biết được đâu là thứ nó cần lưu ý nếu bạn không làm gì đó? Cũng như người đi xin việc, hàng ngày nhân sự nhận hàng trăm hồ sơ, nếu không có gì khác biệt chẳng thể đảm bảo bạn nổi lên trong số đông những hồ sơ như nhau.

Hãy vẽ kết quả cuối cùng của mục tiêu học được tiếng Anh ra giấy (Mình sẽ trở thành một con người năng động, vui tươi, tự tin giữa bạn bè thế nào…) => cụ thể hoá ra bằng hình ảnh. Không cần vẽ đẹp, cứ VẼ đi và dán nó ở nơi bạn dễ nhìn thấy mỗi ngày. Nếu vẽ không được nữa thì VIẾT ra bằng BÚT MÀU nhé. Làm đi và bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Đến đây là 2 bước đầu đã ổn, bắt đầu vào bước chính: hành động!

3. Não cần được “làm ngay và luôn”

Sau khi lưu vết lập tức lấy một tờ giấy ra, vạch ra ngay KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (ví dụ ở đây là việc học tiếng Anh) sau khi đánh dấu mục tiêu.

Vẽ ra một hình tam giác, đỉnh tam giác là mục tiêu chính. Càng về gần đỉnh thì thời gian càng thu hẹp. Chia nhỏ mục tiêu với hoạt động cụ thể.

Ví dụ:

* Mục tiêu trên đỉnh tam giác: giao tiếp được tiếng Anh trong vòng 6 tháng.

Chuỗi mục tiêu dưới đỉnh, dần dần xuống tới đáy tam giác với thời hạn như sau (LƯU Ý: Bạn đọc từ dưới lên để dễ hình dung nhé, đáy tam giác là việc cần làm trước – đỉnh tam giác là mục tiêu).

* Mục tiêu 5 tháng: bắt đầu gặp và bắt chuyện với người nước ngoài. Kết hợp học tại nhà tăng cường nghe.

* Mục tiêu 4 tháng: Kết bạn với người nước ngoài từ lớp học, từ các quán cafe nghe-nói… và giao tiếp; kết hợp luyện nghe tại nhà tăng cường.

* Mục tiêu 3 tháng: Học tại nhà + Học tại lớp (phân bổ thời gian cụ thể).

* Mục tiêu 2 tháng: Tham gia một lớp học tiếng Anh để có điểm neo và động lực (Sau 2 tháng học từ, hãy gia nhập 1 lớp học chuyên nghe nói để có bạn bè và động lực. Đừng tham gia quá sớm khi đó vốn từ chưa nhiều rất phí, hãy tham gia khi có vốn từ bạn sẽ tăng cơ hội nói chuyện với thầy/cô trong lớp hơn.

* Mục tiêu 1 tháng: Tự đặt được từng câu ngắn.

* Mục tiêu 2 tuần: Chọn lọc và tiếp học từ kèm ví dụ.

* Mục tiêu tuần tiếp theo: Học từ buổi sáng kèm nghe (trong sách hình ảnh và app, trang phim… – thay đổi cách học liên tục để không “ngán”)

* Mục tiêu tuần đầu: Nghiên cứu phương pháp học thích hợp với bản thân (nghe – nói) & mua tài liệu học phù hợp.

Nói chung phải làm rõ: Tài liệu học là gì? Mua chúng ở đâu? Phân bổ học thế nào? Ngày bao nhiêu từ? Tự luyện nghe nói thời điểm nào trong ngày? Học xen kẽ chương trình gì? Khi nào bắt đầu cần người hỗ trợ? Mỗi hạng mục bao gồm thời gian bạn sẽ thực hiện.

Cứ như vậy từ từ thực hiện.

4. Não sẽ “làm bậy” khi bị ép, nó sẽ hết minh mẫn – Hãy chiều não!

Đừng thù ghét bất kỳ chương trình học nào. Chúng ta có quyền tạm ngưng khi thấy mệt chứ đừng nhồi nhét.

Hãy tìm công thức linh hoạt để chế biến chương trình học hấp dẫn hơn – đó là một thách thức. Làm sao bạn học nổi theo kiểu chán tận cổ mà vẫn ráng ôm sách!

Bạn có thể thưởng bản thân nếu đạt được đúng thời gian đặt ra cho việc học với kết quả khả quan.

5. Loại bỏ niềm tin gốc sai lầm giúp não!

Não ở bên bạn từ rất lâu rồi, và nó cũng lưu giữ những niềm tin gốc cũ của bạn ngày xưa thuở bé thơ và những niềm tin thuộc “nguyên thuỷ” hiện nhiều trong số chúng đã không còn phù hợp. Những niềm tin này vẫn “hành hạ” bạn mỗi ngày nên bạn phải lọc bớt chúng đi.

Loại bỏ những niềm tin sai lầm như “Học nghe đúng là tệ hại vì siêu khó”, “Nói đúng ngữ pháp trước”, “Xấu hổ trước người lạ”, “Tôi học nhiều lần rồi nhưng không được và lần này cũng vậy”…

Hy vọng 5 mẹo nhỏ này sẽ giúp các bạn nhanh đến được mục tiêu! Đừng bỏ cuộc bởi chỉ có nhanh hay chậm chứ không có 2 từ “không thể”.

#TraiNghiemSong
Theo: Nhung Pandora / Trí Thức Trẻ
Tranh minh họa: Shutterstock

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *