Muốn sống chung, muốn có con nhưng KHÔNG ĐĂNG KÍ KẾT HÔN, KHÔNG ĐÁM CƯỚI thì được hay không?

1. KHÔNG BAO GIỜ…nếu em xác định người ấy là chồng là cha của con em và nghiêm túc trong mối quan hệ, thì nhất định cả hai phải có lễ cưới đàng hoàng và chỉnh chu em nhé. Về mặt tâm linh, đó là Lễ ra mắt Gia tiên hai nhà, từ nay nhà trai có con dâu ngoan thảo – nhà gái có được chàng rể hiền lương. Về mặt thực tế, lễ cưới được coi là ngày vui của quan viên, bạn bè hai bên; là sự thông báo của cha mẹ đến toàn “thế giới” rằng “tôi đã dựng vợ gả chồng” cho đứa này để không bị hàng xóm đồn thổi ế hoặc không cưới hỏi mà ểnh bụng ra…

2. ĐƯỢC hay KHÔNG ĐƯỢC việc ĐKKH là ở sự lựa chọn của hai bạn. Việc KHÔNG ĐKKH nó không ảnh hưởng đến giấy khai sinh của con. Giấy khai sinh vẫn có đủ tên cha và mẹ khi bổ sung thêm “giấy xác nhận ADN mối quan hệ cha con” khi làm hồ sơ. Các bạn trẻ kết hôn thường suy nghĩ phải có giấy ĐKKH để ràng buộc nhau, lỡ có ly hôn thì dễ phân chia tài sản. 

Nhưng riêng cá nhân mình (cá nhân mình thôi nhé) vì đã trải qua quá nhiều sóng gió đau khổ khi hợp – tan thì xác nhận “chúng ta sống với nhau vì tình yêu, vì đồng điệu” tờ giấy ĐKKH chẳng qua cũng chỉ là tờ giấy…có chắc khi anh và em ký vào tờ giấy này, đảm bảo 100% sẽ bên nhau suốt kiếp không…hay kí tại thời điểm hiện tại, nhưng tương lai con này ngon hơn; thằng kia chiều chuộng hơn thì 100 tờ giấy cũng chỉ là mây khói. Một khi đã muốn chia xa thì trăm vạn lý do và hàng nghìn cách thức.

Còn về vấn đề tài sản…nếu không có ĐKKH, người nam và người nữ vẫn cùng đứng tên trên 1 sổ (sổ tiết kiệm, sổ hồng, sổ đỏ…) khi xảy ra tranh chấp nếu không có bất kì thoả thuận nào khác thì sẽ chia 50/50 (Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *