Theo thông tin từ Học viện Kỹ thuật quân sự (MTA), năm 2025, Học viện dự kiến mở lại các chương trình đào tạo hệ Kỹ sư dân sự với các ngành đào tạo là Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; An toàn thông tin; Kỹ thuật Điện tử – viễn thông; Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật xây dựng.
Đặc biệt theo Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Kỹ thuật quân sự là 1 trong 18 cơ sở giáo dục đại học công lập được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn.
Các trường quân đội được tuyển sinh hệ dân sự từ năm 2002. Học viên không được miễn học phí hay bố trí việc làm như hệ quân sự. Tuy nhiên, đến năm 2018, các trường dừng theo Nghị quyết 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức các đơn vị quân đội, khắc phục tình trạng có trường đào tạo hệ dân sự gấp nhiều lần hệ quân sự nhưng đội ngũ giảng dạy vẫn là của quân đội.
Như vậy, sau 6 năm, Học viện Kỹ thuật quân sự mới tiếp tục tuyển hệ dân sự.
Học viện Kỹ thuật quân sự là trường kỹ thuật đa ngành, trọng điểm quốc gia, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật.
Năm 2024, trường tuyển 540 sinh viên bằng 4 phương thức gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; xét học sinh giỏi có giải nhất, nhì, ba ở môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh cấp tỉnh trở lên, hoặc có chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT, ACT; dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT; dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia.
Điểm chuẩn Học viện năm 2024 từ 25,46 đến 27,71 điểm. Thí sinh nữ miền Bắc xét tuyển vào Học viện Kỹ thuật quân sự cần đạt 27,71 điểm. Mức này là tổng điểm ba môn thi tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) hoặc A01 (Toán, Lý, Anh) cộng điểm ưu tiên. Điểm chuẩn thấp nhất vào trường là 25,46, áp dụng với thí sinh nam ở miền Nam.
Điểm chuẩn Học viện Kỹ thuật quân sự năm 2024 như sau: