MỘT SỐ BIẾN ĐỘNG VỀ CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ ĐẠI VIỆT

Hai mươi năm Minh thuộc, lãnh thổ nước ta bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc. Đông đô bị đổi thành đông quan, người Trung Quốc tràn qua sinh sống khắp các khu vực phía Bắc.

Từ vùng rừng núi Lam Sơn, Lê Thái Tổ dấy nghĩa binh, xưng Bình định vương, trong vòng 10 năm trải qua nhiều chông gai cay đắng đánh đuổi quân Minh về nước, tái dựng nền độc lập, cương vực nước ta khôi phục lại được từ Nghệ An ra tới Bắc Hà.

5 năm lên ngôi, thân thể nhiều tật bệnh lắm lúc ốm nằm liệt giường, Lê Thái Tổ vẫn cố gắng sửa trị việc nước, khôi phục nông nghiệp, dựng lại hình luật, và tự thân chinh đối phó nội loạn trong nước: Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái, Đèo Cát Hãn, thu phục Lâm Châu và châu Ninh Viễn, sát nhập vùng Tây Bắc vào bản đồ.

Năm 1478, Lê Thánh Tông Tây chinh thu phục tiểu quốc Bồn Man, sát nhập vào Đại Việt dưới tên gọi là Trấn Ninh, thu vùng sách Câu Lộng (Mã Giang) từ Ai Lao vào bản đồ Đại Việt.

Năm 1470, Lê Thánh Tông dẫn quân Nam chinh phá tan quân Chiêm và thủ đô của họ, sát nhập vùng đất phía Bắc của Chiêm Thành vào bản đồ (ngày nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) đồng thời phân Chiêm ra làm 3 nước, từ đó Chiêm suy yếu hẳn đi, không còn đủ sức là mối uy hiếp của Đại Việt được nữa và là bàn đạp hết sức quan trọng cho việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của nước ta sau này.

Vào thời Mạc, Mạc Đăng Dung có 2 lần cắt đất cho nhà Minh: Dâng châu Quy, Thuận vào năm 1528, nộp các động Tê Phù, Lim Lạc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương, La Phù của Châu Vĩnh An trấn Yên Quảng (1540).

Các phần châu, động mà Mạc Đăng Dung đã cắt đến nay không thể phân rõ địa giới, các tài liệu lại có sự mâu thuẫn lẫn nhau khá nhiều, cũng có ý kiến cho rằng một số vùng vốn đã mất từ thời Lý. Đương nhiên cắt đất vẫn là cắt đất, đã cắt sẽ rất khó đòi lại, nhưng xét ra thì việc cắt đất cầu hòa này Mạc Đăng Dung và Nguyễn Kim, phe phù Lê phải cùng chịu trách nhiệm như nhau, do phe Nguyễn Kim là người mời gọi quân Minh vào nước.

Đến thời Mạc Mậu Hợp, sử liệu trong nước không ghi nhận, nhưng theo Minh thực lục, nước ta đòi lại được 120 thôn gần biên giới.

“Các châu, động Hạ Lội, Qui Thuận tiếp giáp với An Nam, thời Trần Lê kế tiếp có xảy ra sự xâm vượt, đến nay qua các đời nhân tâm đã định, yên ổn không chỉ một ngày. Nay đô thống sứ Mạc Mậu Hợp nảy ý tham đòi hỏi, tâu nhàm lên thiên tử, đã sai quan khám và trả lại hơn 120 thôn.

Nhưng y còn buông thả mưu đồ phóng túng đòi hỏi không ngớt, hành động của y giống như “được Lũng lại đòi thêm Thục” (được voi đòi Hai bà Trưng ) thực là quá lắm! Sự việc không thể nghe một bên để gây thêm mối lo về sau. Căn cứ vào cương thổ trước kia, lấy núi non hoặc sông ngòi làm giới hạn để đình xét không thể điều đình theo lối quanh co. Có hai thôn Ngâm Bang, Long Phố dân giống như người Di; Ba Mễ, Cô Cổ hai thôn gần đất Thạch Lâm, xin đề nghị ban cấp, để mỗi bên tuân thủ những điều đã định” – Minh thực lục: Năm Vạn Lịch thứ 14 (12/10/1586)

Đầu thời Lê – Trịnh, Thổ ty phủ Khai Hóa (Vân Nam) nhà Thanh chiếm giữ 120 dặm đất thuộc hai châu Vị Xuyên và Thủy Vĩ, vua Lê Dụ Tông gửi thư kháng nghị, và sau nhiều lần điều đình, Ung Chính chấp nhận trả lại 80 dặm đất, còn 40 dặm có mỏ đồng nhà Thanh vẫn giữ.

Việc đòi lại 40 dặm đất này vẫn được tiếp tục thời gian dài sau đó, đến thời Trịnh Cương, Ung Chính chấp thuận trả lại 40 dặm đất mỏ đồng Tụ Long này.

Thời Tây Sơn, khi Nguyễn Huệ vừa đánh bại quân Thanh, Càn Long bắt nước ta phải thực hiện một số yêu sách để cho phép “bình thường hóa quan hệ” trong đó có yêu cầu nước ta phải dâng 40 dặm đất này để đầu hàng, Nguyễn Huệ không đồng ý trả, đồng thời còn có ý muốn xin lại đất cũ là 7 châu Hưng Hóa (https://m.facebook.com/groups/771834899834482?view=permalink&id=1165720830445885) nhưng không được chấp thuận. Nguyễn Huệ cũng củng cố vùng lãnh thổ cũ phía Tây là Trấn Ninh.

Đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn, Nguyễn Ánh cắt Trấn Ninh trả công cho Lào vì đã góp sức đánh Tây Sơn: “Tính ra trong vòng 300 năm Trấn Ninh vẫn theo chức cống, đất rộng dân đông đứng đầu các Man, Trình Quang là đô ấp. Cuối đời Vĩnh Hựu tôn thất nhà Lê là Lê Duy Mật chiếm cứ hơn 30 năm, Cảnh Hưng 31 mới dẹp được rồi cho thị tộc Cầm nối đời làm xà chánh xà phó … Bản triều đầu đời Gia Long, Thiệu Ấn nước Vạn Tượng có công đánh giặc (Tây Sơn) do đó đem đất này cho Vạn Tượng”

Đến thời Minh Mạng, đất Trấn Ninh được lấy lại: “Trấn Ninh vốn là bờ cõi cũ của ta, xưa đức Tiên đế đem cho Vạn Tượng, không tính đến tiết nhỏ. Nay A Nỗ xiêu dạt, tù trưởng đất ấy không chỗ nương tựa, lại đem đất ấy dâng ta, thế là ta không mất một mũi tên mà được người xa thần phục, kinh lược như thế là có tiếng giỏi. Vả lại đất ấy hiểm yếu, đời Lê trước Lê Duy Mật chiếm giữ hơn 30 năm, nhà Lê không làm gì được, hình thế vững chắc như thế đấy. Nay lại về ta, thực đủ san phẳng sào huyệt của kẻ gian mà thêm phên giậu mạnh cho nước nhà”

Sau này, Trấn Ninh xảy ra nổi loạn chống lại nhà Nguyễn, đất Trấn Ninh bị Thái lấn dần, khi thành lập Liên Bang Đông Dương, đất này được Pháp cắt lại cho Lào.
======================================
Từ đó thì thấy, đối với vấn đề cương thổ quốc gia, từ thời xưa, các triều đại nước ta đã luôn có thái độ rất kiên quyết để bảo toàn, khôi phục và mở rộng lãnh thổ của dân tộc (trừ Nguyễn Ánh).

“Một thước núi một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ. Các ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc tỏ rõ điều ngay lẽ gian. Nếu kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội đáng phải tru di” – Lời răn của Lê Thánh Tông đối với các quan phụ trách biên cương năm 1473.

Việc xuôi Nam mở rộng lãnh thổ của chúa Nguyễn, nó là một bài dài, nếu có thể thì sẽ biên ở bài sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *