MỘT NGƯỜI CÓ ĂN HỌC SẼ NHƯ THẾ NÀO?

1. TÔN TRỌNG.

Hồi cấp 3 ở ký túc xá có xảy ra một chút sự cố, ký túc xá tôi cắt nước, mọi người phải vội vàng đi tắm rửa để kịp giờ đến lớp nên phải chạy sang ký túc xá của các sinh viên khác để lấy nước. 

Cho dù biết là lấy nước rất gấp, nhưng cũng không thể chen hàng. Có một người bạn đã phớt lờ những người phía trước, chạy thật nhanh như chạy đua với tốc độ ánh sáng, một chân đá xô nước của người khác ra, bỏ xô nước của mình vào.

Có một người đứng đó mới hỏi: “Ai cho anh chen hàng?”

Thế là bạn đó nói với một giọng điệu rất tự nhiên: “tao muốn tắm lẹ lẹ rồi đi ngủ, mày kệ tao đi!”

Lúc này cơn $1$2 của tôi như muốn phát nổ với thằng đó. 

— 

Sự việc tương tự như vậy còn nhiều lắm.

– Có một cậu bạn cùng lớp tôi vì bị khuyết tật nên bị các bạn chê cười.

– Nửa đêm 3h nhận được cuộc gọi điện của đứa bạn cùng lớp, tưởng có việc gì gấp, kết quả là chỉ thốt lên câu “haha tao giỡn đó” sau đó cúp máy.

– Xung quanh bồn rửa mặt nhà vệ sinh, luôn có những bệt nước bắn tung tóe của người rửa tay vô ý thức.

Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt này đã phản ánh TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA của một người. Tuy là sự việc xảy ra đã lâu, nhưng tôi vẫn nhớ in cái cảm giác “bị chen hàng” ở chỗ lấy nước.

TÔN TRỌNG, là nền tảng của sự hòa thuận và là biểu hiện cốt lõi của một người có văn hóa, có ăn học.

Cho dù chỉ là một lời cám ơn khi nhận được đồ ăn của shipper, một lời chào buổi sáng với bác dọn vệ sinh,…Không $1$2 $1$2 vào nỗi đau của người khác. Đây đều là những biểu hiện của sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống.

2. KHÔNG ĐEM LẠI PHIỀN PHỨC CHO NHAU.

Trong văn hóa truyền thống của chúng ta, “không đem lại phiền phức” luôn là biểu hiện của lòng nhân từ và đạo đức.

Ví dụ:

– Tự tạo ra rác thải tại nơi công cộng, thì tự động vứt nó vào sọt rác.

– Đi siêu thị, chọn ra những thứ đã bỏ vào giỏ hàng nhưng không mua nữa, tự giác đặt lại vị trí cũ của nó.

– Thuê nhà người khác đến lúc dọn nhà chuyển đi, nên dọn dẹp sạch sẽ khi trả nhà cho chủ nhà.

— 

Tôi chợt nghĩ đến một chuyện, ngày xưa ở trường tôi có một bạn nữ, trông bạn rất dịu dàng trầm tính, nhưng hành động của bạn lại khiến tôi phải khâm phục và học hỏi. 

Mỗi khi mượn đồ sạc dự phòng của người khác, bạn luôn sạc đầy pin sau đó mới đem trả lại. Trên đường đi gặp phải những viên đá lớn có nguy cơ sẽ khiến người khác vấp ngã, bạn sẽ không ngại dơ bẩn mà đem cục đá để sát vào lề đường. 

Bạn sẽ không bao giờ gây ra tiếng ồn khi người khác đang giữ yên lặng học tập hoặc nghỉ ngơi.

— 

Nhưng thằng bạn cùng phòng của tôi lại trái ngược hoàn toàn, ngày nào cũng $1$2 vài điếu $1$2 $1$2, chẳng chẳng đi vào toilet hay đi ra ban công, mà là $1$2 trực tiếp trên giường, hoàn toàn không để tâm đến cảm xúc của “những người bạn không khói $1$2”.

Tôi từng nghe qua một câu nói: một người chỉ biết nghĩ đến bản thân là kẻ đã hết $1$2 chữa. Cho dù họ được giáo dục như thế nào đi chăng nữa, họ cũng sẽ là một người vô văn hóa và vô ý thức.

Điều giáo dục cơ bản không phải là dạy bạn làm sao để suy nghĩ cho người khác, mà là dạy bạn cách không làm phiền đến người khác. 

3. CHO DÙ LÀ KHI BẠN MỘT MÌNH KHÔNG DƯỚI SỰ CHÚ Ý CỦA AI, VẪN LÀ MỘT NGƯỜI CÓ VĂN HÓA VÀ CÓ ĐẠO ĐỨC.

Trên tin tức báo chí, thường xem được những tin như đỡ mấy bé đi xe đạp bị ngã xa, nhưng thực tế lại có nhiều người cố tình phớt lờ người lớn bị ngã xe. 

Điều này làm tôi nghĩ đến câu nói: “Bạn sẽ mãi không thể đánh thức một người giả vờ ngủ”.

Giáo dục, ý thức, văn hóa không liên quan đến tuổi tác, hoàn cảnh. Một người có lương tâm tốt bụng, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, gặp được bất kỳ ai, cũng sẽ giữ vững được giới hạn cho lương tâm tốt bụng ấy.

— 

Tôi nhớ mấy năm trước ở dưới quê nhà tôi có xảy ra một chuyện, con chó ở nhà tôi bình thường có người trong nhà thì chẳng ai dám đến $1$2 chó đâu. Nhưng có một lần cả nhà đi du lịch, nhà tôi có gửi tiền cho hàng xóm trông giúp con chó, nhưng vài ngày là con chó mất tiêu.

Lúc đầu tôi còn tưởng do sơ suất bị người khác tới $1$2 mất, nhưng sau này có một người bán chó trong xóm mới nói cho gia đình tôi biết, là đứa con trai của hàng xóm đó vì muốn có ít tiền, lén lén đem con chó qua xóm kế bên bán rồi. Điều đó khiến gia đình tôi $1$2 thật sự.

— 

Một người tuân thủ pháp luật, tôn trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ ở nơi công cộng nhưng lại làm những điều xấu sau lưng mà không ai để ý. Đây không phải là đạo đức, mà là đang ngụy trang dưới áp lực của dư luận. Khi mà một mình trong ngõ ngách thì cũng sẽ lộ nguyên hình mà thôi.

Một người có giáo dục thật sự, là người không phải chịu sự gò bó bởi những luật lệ chung. Cho dù là không có ai bên cạnh, cũng sẽ không $1$2 nhổ bừa bãi, không phá hoại tài sản công cộng, là hành vi tốt xuất phát từ trong xương tủy.

4. KHÔNG DỰA VÀO TIÊU CHUẨN CỦA MÌNH MÀ ĐÒI HỎI NGƯỜI KHÁC.

Ngày xưa giáo viên có kể qua cho tôi nghe một câu chuyện:

“Có một người đi đến cửa hàng bít tết, nói với phục vụ là anh ta muốn một phần bít tết chín toàn phần. Vị khách hàng bên cạnh ngay lập tức bật cười khi nghe anh ta nói, vị khách đó bảo: chắc lần đầu tiên đi ăn chưa bước ra xã hội lần nào phải không?

Sau đó, người phục vụ lúng túng gật đầu và nói: “Xin lỗi anh, ở đây không có món bít tết chín toàn phần ạ.”

Anh ta nghe xong, chỉ để lại một câu nói rồi rời khỏi: bít tết chín hay không là do lửa quyết định, nhưng tôi ăn bít tết chín bao nhiêu phần, là do tôi quyết định.”

Giáo viên tôi bảo: bít tết chín hay không không quan trọng, quan trọng là ai đã định cho nó cách ăn như thế nào, và người ăn có thật sự muốn thưởng thức món ăn như vậy không.

Lúc đầu tôi chẳng hiểu đâu, nhưng sau này tôi đã hiểu.

Sử dụng hiểu biết của mình để yêu cẩu người khác, điều chỉnh hành vi của người khác để chứng tỏ bản thân, đây đã là biểu hiện của một người không có ăn học.

— 

Tuy hiện nay tôi đang khởi nghiệp, tôi cũng có cấp dưới của tôi. Nhưng tôi sẽ không vì thân phận của mình là cấp trên mà áp đặt giá trị quan của mình vào người khác. Làm việc làm tốt bổn phận của mình, những cuộc tụ họp nhậu nhẹt, quà tặng trục lợi, đều không được phép xuất hiện trong công ty.

Cho nên từ lúc tôi khởi nghiệp đến hiện nay, không khí ở công ty vẫn rất nhiệt tình và nhiệt huyết.

5. SẴN SÀNG CHỊU TRÁCH NHIỆM.

Có một số ý thức là không thể nào giả vờ được.

Khi tôi còn nhỏ, đứa bạn thân hàng xóm đã vô tình làm hư chiếc xe điều khiển của tôi, và bạn đó chủ động bồi thường cho tôi bằng cách đưa tôi chiếc xe bốn bánh yêu thích của bạn đó.

Khi lớn lên, tôi đã hiểu được phải chủ động thường xuyên gọi điện về nhà, Tết thì mua ít quà biếu và lì xì cho cha mẹ. Xưa họ chăm sóc tôi, giờ tôi có trách nhiệm chăm sóc ngược lại họ.

Người có ăn có học sẽ tự động coi trách nhiệm là một lẽ sống. Có trách nhiệm với công việc, có trách nhiệm với người nhà, có trách nhiệm với những gì bạn làm, chung sống với ai thì phải có trách nhiệm với người đó.

________________________ 

Đây là 5 biểu hiện của người có ăn học mà tôi rút ra được cho riêng mình, nó đều xuất phát từ cuộc sống hằng ngày của tôi, cám ơn các bạn đã đọc.

Cuối cùng, tôi muốn tổng kết rằng người có ăn học không phân biệt địa vị và thân phận, mà là biểu hiện đạo đứa của một con người từ trong ra ngoài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *