Mới đây, tại thành phố Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, một cậu bé 6 tuổi vì bị mẹ ngăn không cho nghịch điện thoại đã hùng hồn nói muốn ăn 100 cây kem để chết cóng, để cho mẹ cậu hối hận. Điều bất ngờ là người mẹ đã thực sự mua 100 cây kem, sau khi cố mãi mới ăn được hết cây kem thứ 3 thì cậu bật khóc, trong lòng tuyệt vọng: “Con có thật là do mẹ sinh ra không vậy?” T__T
____________
Một dân mạng kể lại rằng: Hồi nhỏ, vì một vài chuyện nhỏ nhặt đâm ra giận dỗi bố mẹ, chạy ra ban công la hét đòi nhảy lầu. Cứ tưởng bố mẹ sẽ khóc lóc ôm van xin cô ấy đừng nhảy, ai ngờ mẹ cô lại cười lớn nói rằng: “Muốn nhảy lầu đúng không, vậy con nhảy đi! Ô kìa, lan can cao quá không trèo lên được hả, vậy để mẹ giúp con nha”. Mẹ cô kéo cô lên, dễ dàng nhấc người cô qua lan can để người cô treo trên đấy. Nhìn nền đất từ trên tầng 3 xuống, cô sợ hãi khóc nấc lên, cầu cứu mẹ nhấc về. Đợi đến khi cô khóc hết nước hết cái, mắt mũi tèm nhem thề rằng sẽ không bao giờ lấy cái chết ra để đe doạ bố mẹ nữa, mẹ cuối cùng mới chịu kéo cô về. Từ đó về sau thì cô ấy không bao giờ dám làm như thế nữa.
(Tôi không khuyến khích các phụ huynh khác cũng sử dụng phương pháp này nhé. Tôi đoán rằng người mẹ này biết rằng bản thân con mình chỉ mạnh miệng thế thôi nhưng rất nhát gan nên mới dám sử dụng cách dạy dỗ này. Ngộ nhỡ đứa trẻ thực sự quyết tâm làm điều đấy, hay vặn mình dãy dụa rồi thực sự rơi xuống, hay người mẹ bỗng nhiên tê tay mà không kịp kéo đứa trẻ lại thì sao, đến lúc đấy thì tất cả coi như xong.)
Còn một câu chuyện ngắn nữa mà tôi đã đọc trên báo, cũng lâu rồi nên tôi không nhớ rõ chi tiết lắm nên nói đại ý thôi nhé. Chuyện là một cậu bé tiểu học tầm 11 tuổi, lúc đi xuống cầu thang không chịu bước từng bước xuống mà lại cứ thích bám vào lan can cầu thang trượt xuống. Giáo viên cũng đã nhiều lần nhắc nhở mà cậu bé không nghe, còn rủ thêm mấy cậu bé khác chơi trò này. Giáo viên không còn cách nào khác đành mời phụ huynh đến gặp mặt, nói rằng chuyện này tồn tại nhiều nguy hiểm. Vị phụ huynh này cũng thuộc dạng dư giả, sau khi nghe chuyện liền xin phép giáo viên cho cậu bé nghỉ học ngày hôm đó, đưa theo vệ sĩ và cả cậu bé đến một khu vui chơi. Ở đó có một đường trượt xoắn ốc kéo dài từ đỉnh núi xuống đến hết chân núi. Vì sợ tốc độ quá nhanh làm người chơi dễ va vào nhau gây mất an toàn, đoạn trượt từ đỉnh núi đến sườn núi thường đóng cửa, chỉ hay mở đoạn từ sườn núi xuống chân núi. Cách mỗi quãng trượt cũng sẽ có trạm kiểm soát để người chơi có thể trượt theo từng đoạn nhỏ.
Vị phụ huynh giàu có này rút tiền ra và nói với quản lý: “Cả đường trượt này hôm nay tôi thầu hết!”. Yêu cầu nhân viên dỡ bỏ các trạm kiểm soát, sau đó đưa vệ sĩ và cả đứa con lên tận trên đỉnh núi, đẩy máng trượt xuống. Hơn nửa tiếng sau, ở dưới chân núi vị phụ huynh này cuối cũng đón được đứa con bị cho trượt tới mức choáng váng đầu óc, xây xẩm mặt mày. Người vệ sĩ phải xốc đứa trẻ chân đã mềm nhũn cả ra đứng lên, cậu bé vừa mở miệng thì ngay lập tức nôn oẹ. Từ ngày đó trở đi, cậu bé ngoan ngoãn bước lên xuống từng bậc thang, không bao giờ bám vào lan can trượt xuống nữa.
Câu chuyện thứ 3 là một câu chuyện tôi đã từng đọc trên mạng cách đây mấy năm rồi. Một cậu bé rất thích đánh điện tử, đánh đến quên ăn quên ngủ, ảnh hưởng lớn tới việc học. Bố cậu bé liền tìm một cuối tuần thích hợp, đem đứa con trai đi đánh điện tử từ tối thứ 6, nói rằng đứa con đã thích chơi game đến thế, vậy thì cho nó 3 ngày 3 đêm để chơi. Cậu nhỏ rất vui vẻ chơi ở tiệm net mấy tiếng đồng hồ liền. Sau đó vì cảm thấy vừa mệt vừa buồn ngủ, liền bảo với bố mình quay về nhà đi ngủ thôi. Người bố liền nói rằng: “Không được, bình thường gào khản cổ bảo con đi ngủ, con vẫn lén lút chơi điện tử. Con thích chơi như thế thì cứ ngồi yên đây chơi thêm lúc nữa đi”. Cậu bé lại tiếp tục chơi game, chơi đến tận sáng ngày hôm sau, cảm thấy bụng đói cồn cào, bèn nói với bố rằng muốn ăn sáng. Ông bố mắng lại luôn: “Bình thường quát con xuống ăn cơm, con thì chỉ muốn ru rú ở trong phòng đánh điện từ. Khỏi ăn nữa, tiếp tục chơi!”. Đến đây thì khỏi phải nói nữa, cậu bé vừa đói vừa buồn ngủ, khóc lóc xin bố tha thứ, thề thốt rằng sau này sẽ không dám chơi điện tử quá lâu, đảm bảo sẽ không để ảnh hưởng đến việc học cũng như đến thời gian nghỉ ngơi. Người bố cuối cùng cũng chấp nhận lời cầu xin, cho cậu bé về nhà ăn uống rồi đi ngủ.
Trên mạng hay có câu nói “Những kẻ được chiều chuộng thì luôn không biết sợ là gì”.
Mấy đứa à, các con nghĩ rằng chỉ cần bố mẹ yêu chiều các con thì các con muốn làm gì thì làm nhưng lại không hiểu cách yêu thực sự của bố mẹ các con là gì. Hãy suy nghĩ kỹ càng trước khi làm gì đó nhé kẻo “yêu thương không đúng cách thì chỉ có làm hại các con” đó.

Anh t hồi cấp 3 hút thuốc bị mẹ t phát hiện ra. mẹ t gọi anh t về nhà, mua thêm 3 bao, ném cái bẹp xuống đất xong mở 1 bao ra, lấy 1 điếu ra hút. (mẹ t không hút thuốc). anh t vái lạy thế nào mẹ t cũng vẫn hút, “mẹ hút cùng luôn cho vui, mẹ không thể đẻ ra thằng con mà nó lại đi hút thuốc được, nhưng con mẹ bây giờ hút thuốc rồi thì mẹ cũng phải làm bà mẹ sao cho nó khớp.”
ối giời ơi đkm=))))))))))))))))) lúc đấy anh t sợ bạt vía rồi bỏ thật.
xong bây giờ đi làm không phải dựa vào bố mẹ nữa, anh t lại quay lại hút thuốc.
nên t vẫn nghĩ, cách duy nhất để dạy cho một đứa trẻ không hiểu biết, là từ tốn dạy cho nó vỡ lẽ ra, dạy thế nào để nó không mắc sai lầm vì nó biết thế là không tốt cho chính cái thân nó, chứ không phải cứ làm nó sợ là xong đâu. làm nó sợ chỉ dừng được chúng nó trong quãng thời gian ngắn thôi, chứ sẽ chẳng có tác dụng được về lâu về dài đâu. muốn tạo ra “một người tốt (một người tốt hạnh phúc)”, chứ không chỉ là “một đứa con ngoan”, có lẽ là cần nhiều công sức hơn cái việc doạ dẫm hay quát mắng.
mẹ mình dạy/ doạ con có nhiều cái như đi tấu hài, người ngoài nhìn vào thì buồn cười đấy, nhưng đến bây giờ mình nhìn lại, mình chỉ thấy mẹ dạy ra được một thằng con quá giỏi nói dối và một đứa con gái, không biết nói dối nhưng đổi lại là đi khám tâm lý liên miên.
ngẫm lại, mình thấy quát con, đánh con, doạ con thì dễ. quát một tiếng là nó im, là mình được bình yên. dạy con mới là khó – việc dành thời gian ra giảng giải phải trái cho một đứa lau mũi chưa sạch, đái dầm định kì, đi tè không biết xả nước, dù nó là điều đúng đắn và có lợi cho cả 2 bên về lâu về dài đấy, nhưng có lẽ nhiều người đem so cái thời gian nó chiếm với cái quát chỉ vỏn vẹn vài giây, thấy nó lâu la mệt mỏi hơn nhiều, nên không làm.
mình nhìn anh mình đem toàn bộ những gì bố mẹ trút lên ông ý, trút tiếp lên người mấy đứa con chính ông ý đẻ ra (thậm chí bằng cách nào đấy lại còn ở mức độ tệ hơn?), với cái lý lẽ: “t được dạy như thế, t mới lớn được bằng chừng này, t có bị làm sao đâu?”, mình chỉ biết thở dài thôi.
có thật là những người lớn lên trong những lời quát mắng doạ dẫm, trong đòn roi, “ba cái tát cái tét đít vớ vẩn”, thực sự không làm sao không? câu trả lời thường lộ diện khi họ có một thế hệ sau của riêng họ, và câu trả lời thường là không. họ không bao giờ là ổn, buồn thay là chính họ cũng chẳng nhận ra được điều đấy.
2021 rồi, có lẽ là vài cách dạy con của các cụ, dù có buồn cười với nhìn vui thật đấy, nhưng cũng nên để lại đằng sau, đem làm phim, làm truyện hài hước thôi được rồi.
T được cái cũng ngoan ngoãn từ bé mỗi tội bị bệnh bướng. Bố mẹ t hồi t còn nhỏ thì nóng tính, lại cứ nghĩ là cứng rắn nghiêm khắc mới dậy được con, nhiều cái t chả làm sai gì mà cũng mắng với chửi. T chơi với đứa em hàng xóm nó khóc về cũng chửi t, nhà cứ có cái gì mới là bắt nhường đứa khác và nhiều cái vân vân mây mây khác. Gặp đúng t trời sinh lỳ bướng. Vẫn nhớ như in hôm đang ăn cơm mà mẹ t chửi t trong khi t chả sai gì cả, suốt bữa cơm t đã không nói không rằng gì rồi đến lúc dọn bát t đang bê bát canh thì mẹ tát cho phát t thả luôn bát canh đang cầm trên tay vỡ tung tóe ra nhà xong đi sang nhà bà ngoại. Rồi một hôm đang ngồi nấu cơm mẹ t phát hiện t làm hỏng cái cặp tóc mẹ mới mua cho xong cũng ngồi chửi t trong khi là do đứa hàng xóm làm hỏng, thế là mẹ t chửi một lúc rồi bảo m đi được đâu thì đi đi. Hồi đấy đằng sau nhà t là trường đại học cách nhau 1 cái rào, mẹ t chửi cái t mở rào đi luôn, thằng em bé tý mới có 3 tuổi chạy lũn cũn đằng sau theo chị t bế đi luôn :))). Đứa chị họ cạnh nhà nhìn thấy chạy vào bảo bà ngoại : ” Bà ơi phương bế em cò bỏ đi rồi ” xong bà ngoại với ông ngoại t lại chạy đi dỗ về. Lớn rồi thì vì thế mà chả bao h tâm sự với bố mẹ, xong 1 hôm mẹ trách là: nhà có mỗi 2 mẹ con gái với nhau mà không bao h nó nói chuyện với mẹ, thế là t được đà ngồi nghiêm túc nói chuyện với mẹ hết từ xưa đến nay t nghĩ gì. Được cái lớn lên chả để bố mẹ phải lo lắng cái gì quá bao h vì tự thấy mình là đứa biết suy nghĩ, học hành thì cũng gọi là khá khẩm
Chắc cũng vì thế mà bố mẹ t giờ tâm lý lắm. Mãi sau này mẹ t mới kể là con đầu nên bố mẹ kỳ vọng nhiều thành ra nghiêm khắc quá. Giờ đi đâu về cũng kể chuyện cho mẹ nghe. Cũng cám ơn gia đình vì đã lắng nghe con.
Thằng em tui mới lớp 2 mà nó lì lắm, có 1 ngày nó nhất định không chịu đi học nói thế nào nó cũng không đi, mợ tui ok lun cho nó nghỉ lun buổi học ngày đó, bế nó lên chở luôn vào rẫy nhà ông bà ngoại cho nó cuốc cỏ làm rẫy từ sáng đến tối mịt cuối cùng nó mệt bở cả hơi tai ra khóc lóc đòi mẹ cho về ,về đến nhà mợ tui chỉ nói 1 câu ” con thấy đi làm có mệt không? bây giờ con không muốn học nữa thì chỉ có thể đi làm rẫy thôi chứ chả chỗ nào người ta nhận người không biết chữ hết, giờ còn muốn nghỉ học mẹ cho nghỉ luôn mai vào làm rẫy cho ông bà ” thế là anh chàng ngày mai lại ngoan ngoãn đi học ngay.
Mình nghĩ mỗi đứa có 1 tính cách khác nhau.
Có đứa chịu ngọt, có đứa chỉ thích đắng cay, có đứa càng cấm nó càng làm. Nhiều lúc ko biết nên dạy dỗ ntn cho hợp lý.
Mình tự nhận mình là đứa trẻ khá ngoan, không bia bọt ko cờ bạc dù chỉ là chơi cho biết, bởi vì ba mình không thích! Ba mình chả phải đánh phải mắng , ông chỉ luôn hay nói ba không thích cờ bạc, rượu chè thế là từ bé đến lớn dù có rất nhiều cơ hội để thử nghiệm thì mình đều từ chối! Bây giờ gần 30t rồi. Bạn bè rủ mình đi nhậu chưa 1 ai ép mình ly bia nào, vì họ biết ép mình ko đc, ép quá mình bỏ về. Mà may sao bạn bè mình dù là tầng lớp nào họ đều rất có ý thức tôn trọng sự lựa chọn đối phương. Chứ không phải là m không uống đc là m ko xem bọn t ra gì!
Nói dài dòng vậy là vì mình thằng con trai mình 3t.
Mình phát hiện cu cậu không giống tính mình, cũng chả giống tính ck mình nốt. Nói sao nhỉ? Càng nói càng cấm hắn càng làm!
Hôm vừa rồi mình vs hắn nằm coi tiktok, thế là lỡ coi 1 video dài chỉ tầm 1p về vấn đề làm đổ nước vào laptop, mà cái đấy nó troll nhau nên giả thôi làm el gì có nước mà là cái nhầy silicon.
Mình có linh tính không lành thế là mất 1 buổi trời để giải thích. Cấm cản, dọa nạt rằng con ko nên bắt chước. Thậm chí đến cả đi ngủ thằng bé còn lập lại bài học ” con sẽ không phá đồ mẹ đâu”
Ấy thế mà qua ngày hôm sau, mình hơi bận nên chủ quan cu cậu đã lấy nước đổ ào ào lên laptop ngay! Dù biết sao đó là 1 trận no đòn!
Còn 1 lần khác cu cậu rất thích đồ làm việc của mình. Xin rất nhiều lần mình từ chối, và giải thích rất nhiều vì sao mình không thể cho mượn chơi đc. Thế mà cu cậu nhây hơn 1 tiếng, bực mình quá mình mới nói ” nếu con chịu nằm xuống mẹ cho ăn 5 roi, mẹ sẽ cho con mượn”
Thế mà cu cậu không ngại ngần đưa mông cho mình đánh ” mẹ đánh đi mẹ, mẹ đánh xong mẹ cho con nhé!”
Mình cũng ít đánh, nhưng đánh cu cậu chưa bao giờ nương tay, đánh cái nào là tê tái cái đó đến nổi nghe nói tới roi đã sợ mất mặt thế mà hắn lại bất chấp như thế.
Cuối cùng mình quyết định quất 5 roi, tê tái cái mông nhưng cu cậu vẫn ôm chặt món đồ đó không rời. :))
Thằng em t cứ đến bữa là giở giọng k ăn cơm, đòi phải có cái này cái kia, mỗi lần như thế t đều bảo Không ăn thì cút đi mang sách ra học đi nhưng bme thì cứ bảo đến bữa phải ăn thế nọ thế kia rồi đang ăn dở còn chạy đi nấu nướng cho nó làm t tức ói máu nhưng phận làm con đ làm đc gì
Mẹ tôi.
Ngày xưa hay trốn học đi chơi net, ỷ lại mình trong tuyển điền kinh với sức bền. Về nhà mẹ đánh sẽ chạy vô nhà dì hai, vì mẹ không biết đi xe.
Và khi tôi đang cắm cổ chạy vào nhà dì hai cách đó 5km, mẹ tôi book ông xe ôm đầu ngỏ, chạy tà tà theo, tôi dừng thì quất đó về sau tôi chuyển sang học võ, quyết tâm rèn sức chụp cây của mẹ.
Mẹ tôi cho 2 ông anh họ, yang hồ có máu quất tôi
Ối dồi ôi sao bằng mình được =))) đập đầu vào tường ăn vạ, mẹ mình cầm đầu mình đập 1 phát vào tường choáng cmnl =)) từ 3 tuổi tới giờ tận 22 rùi =))) tôi chưa bật mẹ thêm lần nào nữa =)))
Nhà bạn thân mình bán bánh su kem nhỏ, mình xin ăn nó, nó kêu mẹ làm một mâm mấy chục cái cho mình để mình ăn ngán k xin nữa, nhưng đâu có ngờ mình ăn hết vẫn k ngán mà còn xin thêm. Từ đó nó sợ mình luôn :)))))
Bố mẹ t chính là kiểu thế này, nhà t càng khóc lóc vùng vằng thì càng k có được thứ mình muốn=)))) Hồi đó t còn nhỏ nên tò mò đòi giã hạt nêm với ớt, mẹ t can k cho nhưng bố t bảo cứ để t làm=)) t giã được 2 cái xong cay qá lăn đùng ra khóc luôn=))) từ đấy sợ đến già, bây giờ mà mẹ nhờ giã tỏi với ớt làm nước chấm t vẫn còn sợ=)))Xong có đợt anh t đang tuổi dậy thì quậy phá, ham chơi game rồi cúp học các kiểu. Cái sau đó ổng đòi bỏ nhà bỏ học nếu k được chơi game, bố mẹ t đồng ý luôn=))) k có níu kéo cầu xin gì hết, còn bảo ổng là đi r thì đi luôn đừng có về. Anh t hồi đó 13-14t à, cắm net được 2 ngày hết tiền với đói vl nên cắp đít về nhà xin lỗi bố mẹ=))) sau lớn r thì vẫn chơi game nhưng học siêu giỏi, giờ ổng đi mỹ học bác sĩ r. Bố mẹ t tự hào về ổng lắm nhưng lâu lâu vẫn nhắc lại mấy chuyện này
Phụ huynh luôn nói thương cho roi cho vọt. Nhưng thật sự những đứa trẻ lớn lên trong sự đánh đập được cho là dạy dỗ. Hay những câu doạ dẫm t sẽ giet mày , mày đi chet đi. Thật sự vẫn ổn vẫn sống tốt sao. Mình không biết những đứa trẻ khác ntn nhưng mình là một số trong những đứa trẻ lớn lên dưới môi trường như thế. Cho đến khoảng lớp 8 mình đã thử tự sát . Được cứu chữa kịp thời nhưng dạ dày, ruột đều bị nôn đến hư, đến hiện tại thì mình vẫn chỉ ăn được đồ mềm nhão, đầu thì lúc nào cũng đau. Sau sự việc đấy cả bố và mẹ mình đều thay đổi, để ý đến mình rất nhiều. Nhưng những yêu thương muộn màng này có thể chữa lành được quá khứ không. Không thể, mình luôn trộm vứt thuốc , chịu đựng sự đau đớn của bệnh tật, cho đến tình trạng dạ dày không chịu được đồ ăn kích thích nào. Bởi vì mình không có mục tiêu để sống, mẹ luôn ngủ cạnh mình, luôn ôm ấp dỗ mình ngủ , mình nằm trong vòng tay của mẹ. Nhưng đã từ bao giờ mình đã không thấy vui, thay vào đó là sự lạnh lùng, để chờ, ngày chet dần chet mòn. Mình nghĩ tình yêu dành cho gia đình còn sót lại, là đã không chọn cách chet trực tiếp nhất.
hồi trước học Ngữ văn đọc truyện Chị Dậu, trong đấy có đoạn “Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt tô cháo trắng” bla bla k nhớ rõ nhưng mà tác giả tả nồi cháo trắng ngon vl. Trưa hôm đấy đi học về đòi bằng được mẹ nấu cháo trắng cho ăn, mẹ bảo là cháo trắng nhạt với khó ăn lắm. Thế nhưng nhất định k nghe, cứ bảo mẹ là “trong sách ngta bảo ngon lắm”. Mẹ cũng k thèm nói nữa, lấy cái nồi to nhất trong nhà ra nấu đầy một nồi cháo trắng cho tui ăn. Háo hức đợi cháo chín, ăn được 2-3 miếng thì vừa ăn vừa nuốt nước mắt. Hận tác giả tới giờ
Hồi còn ở chung nhà vs gđ của bố và mẹ kế, lúc đó là trang trại nuôi lợn và gà vịt,tui thèm quá nên thi thoảng sẽ trộm 1 quả trứng cho vào nồi cám lợn luộc ăn vụng, vì bth mẹ kế sẽ k cho tui ăn mà để bán ( trong khi con gái bả ăn trứng ốp la mỗi ngày). Đến một ngày bị bố và mẹ kế phát hiện ra, họ luộc cho tui cả 1 rổ trứng và bắt tui ăn hết.Thiệt tình là tui chưa bh có 1 bữa trứng ngon lành và no nê đến thế. Tui ăn bằng sạch. Sau đó…à mà lmj có sau đó. Họ chẳng luộc cho tui ăn thêm lần nào nữa trong khi tui vẫn còn thèm. Tiếc ghê
Hồi lớp 10 chẳng hiểu mẹ nghe ai mà ném mình vào cái trại học kì quân đội ở 10 ngày để rèn tính nết. Mình thề là mình ngoan, nghe lời, không bao giờ đi chơi, chăm chỉ học hành. Cái lúc bị đưa vô đó là vừa trả kết quả thi cấp 3, mình được điểm rất cao, cứ nghĩ được thưởng gì cơ nhưng không ngờ lại bị đưa vô trại hè. Lúc đó mình cảm thấy bị phản bội và không được tôn trọng. Xong rồi mình làm mưa làm gió ở đó và kế hoạch của mẹ thất bại.