MONSE – DESCONTRUCTION

Trong bài viết về những trang phục về cưới của mình thì mọi người đều biết tới Oscar de la Renta và hai người đứng sau là Fernando Garcia và Laura Kim ( cũng thuộc những fashion designer Châu Á đang có một sự ảnh hưởng nhất định tới nền công nghiệp này). Wedding fashion/couture có cái hay, cái khó và mặt hạn chế nhất định – nó sẽ bị giới hạn về màu sắc, chất liệu và cách xử lí. Song song, cũng có những tiêu chuẩn nhất định về làm trang phục cưới nên không phải muốn sáng tạo thứ mới trên đó là chuyện dễ dàng.

Với một nhà thiết kế thời trang hay rộng hơn là những người làm nghệ thuật thì thử thách hay khám phá những thứ mới luôn tồn tại trong tâm trí của họ. Một phần tạo ra thử thách, một phần để có thể vận dụng kĩ năng và thoát ra khỏi một vòng lặp nhất định khiến họ trở nên ù lì. Có lẽ với cả Fernando và Laura cũng thế – sau khi công việc tại Oscar de la Renta đi vào quỹ đạo thì họ đã bắt đầu thử sức với một fashion brand tách riêng vào năm 2015. Thương hiệu đó tên là Monse.

Tại Monse, hai founders được làm những thứ mà một thương hiệu chuyên về wedding couture như Oscar không hoặc khó thể làm được. Đó là Descontruction/ Tái cấu trúc. Descontruction không phải là một kĩ thuật hay kiểu thiết kế xa lạ gì với nền công nghiệp thời trang nhưng có lẽ nó “hiếm” khi được áp dụng trong wedding. Chẳng ai muốn mặc một chiếc váy cưới ‘tái cấu trúc” phần này lật phần kia, phần này đắp phần kia cả. Họ muốn một sự chỉnh chu, hoàn chỉnh. Thế nên, tại Monse cả Fernando và Laura có thể thử nghiệm và chọn “core-value” dành cho thương hiệu riêng của hai người với keyword là “Descontruction”. Fall 2022 – Monse lại cho chúng ta thấy tư duy thiết kế này trên từng sản phẩm của thương hiệu. Tuy nhiên, descontruction của Monse mang tới cho những người phụ nữ một kiểu “Sang trọng” và “Cao cấp” – có lẽ hai founders vẫn mong muốn dù có “Descontruction” thì những người mặc chúng vẫn có thể tự tin khoe dáng, khoe vẻ đẹp một cách tinh tế và clean nhất. Tư duy này chắc thấm nhuần từ trên ghế của Osca de la Renta.

Từng lớp layer trong collection được hiện rõ một cách mạch lạc và sắp xếp khéo léo. Layer được thể hiện dựa trên sự khác biệt về màu sắc – từ bên ngoài màu đen bằng các outerwear (Jacket, longsleeves) đến bên trong là màu của da bằng các chi tiết cut-out vừa phải, nhưng đệm giữa là các chi tiết graphic full-printed hay được xếp li cẩn thận. Họa tiết trên đó được lấy cảm hứng từ những poster cổ động nông nghiệp của Paris ở thế kỉ trước – màu sắc và chi tiết vẫn mang được sự cổ kính và sang trọng của nước Pháp cũ. Nhưng product line lại không hề cũ mà nó bám sát với “hơi thở của đại chúng”, của những gì mà một người phụ nữ trẻ/hiện đại/thành công và khát khao thể hiện mình đang mong muốn mặc. Những chiếc áo top bám sát người với cut-out kèm phần knit lộ bên trong, chiếc váy với họa tiết nanh sói (Houndstooth) với phần thắt lưng được thêm thắt các detail để người dùng có thể tùy chỉnh trong việc thể hiện layer. Nói chung, lớp layer thể hiện ra đủ để tạo độ sâu trong trang phục – chất liệu và màu sắc đủ neat để mang tới cảm giác dễ chịu cho người xem.

trí minh lê

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *