Trả lời: Pun Anansakunwat, đã đọc lịch sử Trung Quốc trong 17 năm.
Link: https://qr.ae/pNyWYj
———————-
Các sử gia đã chỉ ra rằng chính Lý Kiến Thành là người đã âm mưu trừ khử em trai mình, Lý Thế Dân. Thế nên Lý Thế Dân đã buộc phải tự bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, các ghi chép trong lịch sử có phần hơi thiên về Lý Thế Dân, vì ông là người đã chiến thắng trong cuộc xung đột chính trị này/
Ở thời điểm đó, Lý Kiến Thành đã ghen tỵ với Lý Thế Dân, đặc biệt là công lao của ông trong việc thành lập nhà Đường. Lo ngại về ngai vàng của mình, Lý Kiến Thành đã cố gắng đầu độc Lý Thế Dân. May mắn là Lý Thế Dân vẫn sống sót. Chứng kiến tình huống này, những người ủng hộ Lý Thế Dân đã khuyên ông nên chủ động ra tay trước đề phòng kế hoạch tiếp theo của Lý Kiến Thành.
Trong khi ông đang phân vân không biết nên làm gì thì Lý Kiến Thành lại tiếp tục với âm mưu của mình. Lý Kiến Thành đã xin hoàng đế Cao Tổ cử Lý Nguyên Cát cùng với tướng lĩnh và quân đội của Lý Thế Dân đi đối phó với quân Đột Quyết ở biên giới.
Việc này đã đẩy Lý Thế Dân vào tình thế nguy hiểm. vì ông sẽ không có ai để bảo vệ mình trước sự tấn công của Lý Kiến Thành. Ông không còn cách nào khác ngoài việc phải ra tay trước, phục kích Lý Kiến Thành ở cửa Huyền Vũ và giết hắn.
Theo quan niệm của Nho giáo, Lý Thế Dân quả thật đã làm trái đạo. Ông đã giết anh trai của mình để lên ngôi vua, việc mà đáng lẽ ông không được phép.
Tuy nhiên, tôi tin rằng Lý Thế Dân đã làm đúng với bản năng của một con người, đó là đấu tranh để có thể sinh tồn. Rõ ràng là những người anh trai của ông đã muốn trử khử ông, không còn cách nào khác, ông phải giết 2 người trước để đảm bảo tính mạng của mình và đạt được những thứ mà ông xứng đáng (Lý Thế Dân là nhân tố mấu chốt trong việc gây dựng nên nhà Đường. Đáng lẽ ông ta phải được hưởng mọi thành quả cho mình).