Có, điều này rất phổ biến khi đi du lịch. Hướng dẫn viên du lịch hoặc người dân địa phương thường rất hào hứng khi giới thiệu về đặc sản của họ và chia sẻ những câu chuyện hay lịch sử thú vị đằng sau những món ăn đó. Đây có thể là một phần quan trọng của trải nghiệm du lịch, giúp du khách hiểu thêm về văn hóa và truyền thống của nơi họ ghé thăm.
Đặc sản địa phương không chỉ đơn thuần là món ăn; chúng còn mang trong mình bản sắc văn hóa, lịch sử và câu chuyện của cộng đồng nơi đó. Đôi khi, những món ăn này cũng phản ánh điều kiện tự nhiên, phương pháp canh tác, và lối sống độc đáo của người dân. Thưởng thức đặc sản và nghe những câu chuyện xung quanh chúng có thể giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về một địa điểm, tạo nên kỷ niệm đáng nhớ và có cái nhìn sâu rộng hơn về nơi bạn đang khám phá.
Mỗi khi đi học hay đi công tác ở một tỉnh khác, lúc nào tôi cũng nhắc nhở bản thân phải có trách nhiệm tôn trọng phong tục tập quán và ẩm thực địa phương; bởi vì đó là thành quả của những lần thử và sai, những kinh nghiệm được tích luỹ từ nhiều đời; điều mình thấy hiện tại chính là phương thức sống phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên của vùng đất đó.
Khí hậu miền nam có độ ẩm cao, nên người dân các tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Nam, Giang Tây thích ăn cay để xua ẩm. Trước tôi từng đi Hồ Nam công tác, ngày nào cũng ăn cay mà không bị nổi mụn, thấy thế, tôi chẳng kiêng dè gì nữa, thả cửa thả nẻo tròn 1 tháng đấy, tận tình thưởng thức các món chưng hấp vùng Lưu Dương (Hồ Nam), thịt khô, cá khô đủ loại. Khí hậu vùng rất nóng, không thể bảo quản thực phẩm tươi nhiều ngày, nên từ xưa, người ta đã chế biến ra rất nhiều phương pháp ủ, muối, phơiđể bảo quản, thật sự rất ngon và đa dạng, nếu bạn chỉ thích ăn đồ tươi mà chưa từng thử thịt khô cá khô vùng này thì bạn đã bỏ lỡ rất nhiều đấy!
Tôi chưa từng đi Hồ Bắc, nhưng nghe họ hàng ở đấy kể lại, tôm hùm đất ở đó là số một; mỗi khi vào hè, cứ ra đại bờ sông vớt là thấy, nhiều lắm; nên người ta mới hay bảo là người sống nhờ trời, gần núi ăn thịt, gần sông ăn cá là vậy đó.
Khí hậu vùng Lĩnh Nam thiên về ẩm thấp, nhiều muỗi, thức ăn dễ bị hỏng, nên người Quảng Đông thích nhất là các món “vịt có vị vịt, cá có vị cá”, tức là khi nấu ăn, người ta sẽ hướng về các phương pháp nấu còn giữ nguyên vị của từng thành phần món ăn, tránh biến tấu quá nhiều dẫn đến khi ăn không biết “mùi lạ” đó là do thức ăn hư hay thêm gia vị thành như vậy; còn việc có nhiều ký sinh trùng trong thực phẩm tươi sống, người dân địa phương lúc đó cũng không biết làm sao, các cụ chỉ có thể dùng rượu, muối để làm sạch và đảm bảo an toàn nhất có thể.
Người Đông Bắc thích ăn dưa leo, xà lách hay các loại rau củ sống chấm, trộn với các loại tương, nước chấmcũng là có nguyên do cả. Ở Trung Quốc, chỉ có vùng Đông Bắc mới có đất Chernozem, hay còn gọi là đất đen, đó là loài đất hiếm, có độ phì nhiêu rất cao và mang lại lợi ích nông nghiệp không hề nhỏ; Trong một khoảng thời gian dài, loại đất này còn bị buôn bán trái phép trên thị trường chợ đen, giá trị giao dịch ước tính khoảng 900 triệu USD mỗi năm (số liệu năm 2011). Các loài thực vật được trồng trên đất đen thường bị kéo dài chu kỳ sinh trưởng và sản lượng không nhiều như các vùng khác, nhưng chất lượng từng củ, quả khi thu hoạch thì không phải bàn, đều là loại 1, thịt chắc, vị ngọt tươi mát tự nhiên, nhiều khi ăn còn ngon hơn các loại trái cây được trồng ở phía nam nữa đấy. Lại nói, khí hậu vùng Đông Bắc thiên về khô hanh nên có rất ít loài ký sinh trùng phát triển được, người dân ở đây cũng không cần lo lắng, thoải mái ăn sống các loại rau cải, rau diếp cá, khoai lang, cà tímvị ngọt tự nhiên là đã đủ ngon rồi.
Người Bắc Kinh không thích ăn thịt cừu với gia vị nấu lẩu, họ chỉ cần một đĩa sốt mè, một chiếc nồi đồng, nhúng xong lại chấm, cứ từ từ thưởng thức. Người Chiết Giang không thích ăn trái cây ngâm đóng hộp, vì họ cảm thấy trái cây tươi đã đủ ngon ngọt, không cần phải làm gì nữa. Người Lĩnh Nam lại cảm thấy thịt thà, tôm cá cứ bỏ vào hấp, luộc chín là ngon nhất, nêm nếm đủ loại gia vị khác gì đang làm hỏng món ăn đâu? Cách ăn sống chấm tương của người Đông Bắc cũng chung nguyên lý như vậy. Trong mắt người Đông Bắc, rau củ quả vốn đã tươi ngon, chế biến phiền phức chẳng khác nào phá hỏng nguyên vị, ấy là phí của giời.
Những người vùng khác đến vốn không thể hiểu được cách sống và tập tục của người dân địa phương nên thường tỏ ra kinh ngạc và khó hiểu, nhưng chỉ cần bỏ công bỏ sức tìm hiểu, đôi khi ta sẽ cảm thấy điều đang diễn ra lại hợp lý vô cùng; bởi, chẳng thể nào có chuyện một quần thể lại tự dưng hình thành một thói quen ăn uống khác lạ với các quần thể khác mà không có nguyên do hay nguồn gốc nào đáng nói ở đây cả.
Lúc nhỏ tôi ở Đông Bắc, trời rất lạnh, một tuần có khi nửa tháng mới tắm một lần; tắm xong còn phải bôi kem dưỡng để tránh bị khô da, nứt nẻ; từ nhà tắm công cộng về nhà tôi phải hơn 100m, mà nhiệt độ lúc ấy có khi xuống đến mức -30 độ, lúc về đến nhà tóc đã thành băng rồi, lần nào cũng bị cảm lạnh.
Sau này lớn lên, tôi chuyển về phía nam sống, ngày nào tôi cũng phải tắm 2-3 lần, không tắm người nhớp nháp rất khó chịu. Không nói đến chuyện nhà có tủ lạnh hay không, ngày lạnh, đồ ăn để 2 ngày sau vẫn ăn được, nhưng ngày nóng, không ăn hết trong ngày thì chỉ có bỏ, để sang hôm sau là thiu ngay, sơ sẩy là có bồ hóng bu nữa. Đó gọi là nhập gia tuỳ tục, ở đâu quen đó, đừng giữ những thói quen cố hữu ở một địa phương khác, không nên. Lúc trước tôi gặp một cô bạn từ miền nam chuyển về phía bắc sinh sống, ngày lạnh mà hôm nào cô ấy cũng nhất quyết phải đi tắm cho bằng được, sau da bị khô nứt nẻ nghiêm trọng cô ấy mới chịu thay đổi.
Là một người Đông Bắc chính gốc, tôi thích ăn thịt heo, thịt dê, thịt cừu từng miếng, từng miếng lớn cho thật thoả thích, tôi cũng thích ăn gạo to Đông Bắc, không thích ăn cay, không thích ăn đồ muối chua. Rồi đến khi tôi thấy người Sơn Đông thích ăn bánh bao, người Thanh Hải thích ăn huyết, người Sơn Tây thích ăn mì, người Hồ Nam không cay không ăn, hay các tỉnh ven biển ăn hải sản sống, trong lòng tôi cũng cảm thấy thật khó hiểu; Đồ muối chua để lâu vậy không bị hư sao? Ăn hải sản sống vậy không bị đau bụng sao? Ăn huyết vậy có tốt không? Mãi đến khi bản thân ăn thử, tôi mới thấy đồ muối chua quả là tuyệt tác khơi gợi khẩu vị, bánh bao không nhân lại thơm ngon chẳng kém cạnh rau củ sống nhà tôi, mỗi cọng mì sợi thôi mà cũng biến tấu được nhiều món như thế, ẩm thực Hồ Nam lại càng khiến người ta ngước mắt trông ngóng, quả là trí tuệ người xưa, không thể không nghiêm cẩn nghiêng mình bái phục.
Tôi không muốn vì sự hạn hẹp của mình khiến người khác tổn thương, nên đi đến đâu, tôi cũng mang trong mình tâm thái học hỏi với sự tò mò và lòng nhiệt huyết vô cùng lớn, người ta không tôi cũng tự hỏi, vì món ngon nào cũng đáng được thử, văn hoá nào cũng cần phải tôn trọng!