MAYBE YOU MISSED THESE F***KING HACKERS

1. Anonymous là ai?
Anonymous trong tiếng Anh có nghĩa là là nặc danh, vô danh, không tên. Chính vì ý nghĩa của từ này mà nhóm hacker đặc biệt nổi tiếng trên thế giới đã lấy làm tên cho nhóm của mình để chỉ Anonymous chẳng là ai, nhưng lại tập hợp của rất nhiều người tài năng trong giới tin tặc. Nhóm người tham gia Anonymous được chia thành 2 kiểu: một kiểu muốn đứng ra để thay đổi thế giới, một kiểu tham gia các chiến dịch để thỏa mãn bản thân, giải trí là chủ yếu. Những thành viên trong nhóm hacker này thuộc nhiều tầng lớp, có thể là học sinh, sinh viên, công nhân, người thất nghiệp, từ già tới trẻ,…
Aubrey Cottle là một trong số thành viên đời đầu của Anonymous. Anh và bạn cũng là những người đầu tiên sử dụng mặt nạ Guy Fawkes. Ban đầu, nhóm này thường xâm nhập các trang web khác, quấy rối người dùng trong các phòng chat hoặc phá game. Khi 4chan cấm tổ chức những cuộc xâm nhập web trái phép như thế, Anonymous chuyển qua diễn đàn do Cottle tạo ra: 420 chan. Năm Cottle 20 tuổi, một người đàn ông đến từ Cơ quan Tình báo An ninh Canada mời anh hợp tác, dùng khả năng của mình để chống lại những tổ chức khủng bố như Al-Qaeda. Aubrey từ chối, một phần nghi ngờ điều này, phần vì anh nghĩ mình không đủ năng lực. Chẳng bao lâu sau cuộc viếng thăm của người nhân viên chính phủ, Anonymous xuất hiện trên bản tin của Fox và bị cho là một tổ chức khủng bố. Bản tin khiến cả nhóm thích thú. Hack chỉ là việc họ làm vì vui, nhưng trong mắt truyền thông và chính phủ, đây là đội quân đầy quyền lực, có thể làm bất cứ điều gì.
Từ đó, nhóm tin tặc này bắt đầu tham gia vào các hoạt động chính trị như nhắm vào trang web Khoa luận giáo, hay tấn công Hal Turner – kẻ ủng hộ Chủ nghĩa Quốc xã mới. Từ đó, Cottle như người lãnh đạo của Anonymous, dù sau này Anonymous thừa nhận nhóm không có ai là người đứng đầu thật sự, nhưng Cottle được cho là thành viên được kính trọng trong nhóm hacker này.
Anonymous ra đời vào năm 2003 bắt đầu từ lời kêu gọi trên forum 4chan với biểu tượng đeo mặt nạ Guy Fawkes như trong phim V for Vendetta. Kể từ những năm sau đó, nhóm người Anonymous thực hiện các cuộc tấn công mạng như tấn công vào trang web của MC radio nổi tiếng Hal Turner, hay năm 2010 nhóm đã đánh sập trang web của Thủ tướng Australia – Kevin Rudd,… Vậy số lượng người tham gia Anonymous là bao nhiêu để thực hiện nhiều cuộc tấn công như vậy?
Trong một video trên kênh YouTube Anonymous Official có tựa đề “How to join Anonymous” – “Làm thế nào để gia nhập Anonymous”, nhóm hacker này tuyên bố “Bạn không thể gia nhập Anonymous”, họ cho biết Anonymous không phải một tổ chức, không phải một câu lạc bộ hay một phong trào. Tuy nhiên, Anonymous vẫn chia sẻ mập mờ về cách thức tham gia nhóm hacker này cho những người vẫn muốn tham gia, đó chính là lập một tài khoản mới, trên 1 trình duyệt “sạch sẽ” với mật danh và thực hiện các chiến dịch mạng của Anonymous. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực hiện lại hoàn toàn là một vấn đề không hề đơn giản.
2. “Robin Hood” của thế giới Internet
Mạng lưới hoạt động của Anonymous không giống bất kỳ tổ chức nào vì không có người cầm quyền, người đứng đầu để đưa ra chỉ thị. Các thành viên trong nhóm hacker này thậm chí cũng không biết rõ về chính tổ chức họ đang tham gia. Phương châm hoạt động của nhóm đó là “Bạn không thể chặt đầu một con rắn không đầu”. Ngay cả các thành viên trong Anonymous cũng không biết nhóm có bao nhiêu người, là những ai. Số lượng của Anonymous không hề cố định và tăng dần lên, trải dài khắp nơi trên thế giới.
Họ hoạt động với lý do chống lại sự kiểm soát Internet từ các cơ quan, chính phủ mà họ coi là đang lạm dụng quyền lực. Chính vì vậy trong hàng chục năm tồn tại, Anonymous đã gây ra không biết bao vụ tấn công mạng lưới Internet ở khắp các quốc gia. Ngay khi có thành viên nào trong nhóm tự phát động cuộc tấn công và những thành viên khác sẽ cùng tham gia cuộc tấn công đó với tốc độ chóng mặt.
Anonymous nổi tiếng với hàng loạt phi vụ vào những năm đầu thập kỷ 2010, sau đó nhóm không có hoạt động gì thêm khiến nhiều người khẳng định nhóm hacker khét tiếng đã lụi tàn, tuy nhiên vào năm 2020 Anonymous đã chính thức trở lại với phi vụ đầu tay là xâm nhập trang web của Liên Hợp quốc để tưởng nhớ George Floyd, ngoài ra còn có một số chiến dịch khác như: Tìm ra danh tính của những kẻ đã công kích một cô gái tên là Amanda Todd – người bị tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm vô tình bị lộ ra trên web cam, sau đó đã tự tử, công khai tuyên chiến với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, bao gồm việc ngăn chặn một cuộc tấn công của IS tại Italy, kêu gọi chống lại vấn nạn phân biệt chủng tộc, đánh sập hơn 20.000 tài khoản Twitter của những kẻ ủng hộ IS,… Nhiều thành viên của Anonymous khẳng định nhóm đang trở lại.
Tạm kết: Với nhiều tổ chức chính phủ, trong đó có FBI, Anonymous là tổ chức tội phạm trên Internet cần được tiêu diệt, cũng đã có một vài thành viên từng bị bắt giữ, tuy nhiên đối với những người ủng hộ nhóm hacker này, Anonymous là đại diện cho công lý, “thay hành đạo”. Tới tận bây giờ, việc Anonymous là “Robin Hood của thế giới Internet” hay chỉ là một nhóm hacker khủng bố (theo lời rất nhiều phương tiện truyền thông và cơ quan chính phủ) vẫn còn gây tranh cãi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *