“Lưu ý : Đây là 1 học thuyết nghiên cứu lịch sử chiến tranh thế giới 2 – Nếu đam mê và quan tâm bạn có thể tham gia thảo luận kiến thức quân sự quốc phòng. Liệu bạn có thể thay đổi lịch sử thế giới không???”
* P1: NƯỚC ĐỨC – ĐẾ CHẾ VĨ ĐẠI TRONG NGÀN NĂM – NHỮNG SAI LẦM ĐI ĐẾN CHIẾN BẠI:
1. Trận chiến nước Anh: trong trận không chiến nước Anh, không quân đức đã sai lầm khi mở rộng đánh phá các thành phố Anh khiến không lực đức bị dàn trải và hao tổn nhiều mà không có hiệu quả. Nếu không quân đức tập trung đánh phá sân bay Anh, các trạm ra đa, tiêu diệt hết các chiến đấu cơ Anh, sau đó ném bom các trung tâm sản xuất vũ khí, kho tàng, cơ sở công nghiệp, các bến tàu, tầu chiến Anh, kết hợp với tàu ngầm đức dọn đường cho cuộc đổ bộ lên đất Anh của lục quân và hải quân đức. Nước Anh sẽ kiệt quệ và đầu hàng.
2. Trọng điểm phát triển công nghiệp quân sự đức chưa thật sự hiệu quả và kinh tế: việc tập trung sản xuất các xe tăng hạng nặng như tiger 1, tiger 2, tên lửa V1, tên lửa V2, tàu thiết giáp hạm… là tốn kém tiền bạc, nhân công, thời gian trong khi đức hạn chế về nguồn lực con người, tài nguyên, kinh tế so với phe đồng minh Liên Xô+Mỹ+Anh…. Nếu chỉ tập trung sản xuất xe tăng panther nâng cấp lên pháo flak 8.8 cm, pháo tự hành stug III, pháo phòng không đa năng flak 8.8cm, máy bay phản lực Me 262, tàu ngầm viễn dương u boat, súng trường tấn công stg 44, súng chống tăng panzerfaust … vừa sản xuất nhanh, rẻ, hiệu quả cao thì tiềm năng quân sự đức sẽ mạnh hơn rất nhiều.
3. Tăng cường thúc đẩy nghiên cứu sản xuất siêu vũ khí Bom nguyên tử và máy bay ném bom chiến lược tầm xa nhằm đánh đòn hạt nhân quyết định vào Mát cơ va, Lon don, wa shing tơn, các thành phố công nghiệp chiến lược quân đồng minh.
4. Trận chiến với Liên Xô: Đức đã gặp nhiều sai lầm trong chiến lược quân sự khi không nhanh chóng kết thúc cơ bản cuộc chiến với Liên Xô trước mùa đông. Việc tấn công dàn trải theo 3 hướng, bắc đánh lêningrat, trung tâm đánh mát cơ va, nam đánh ucraina khiến không tập trung dứt điểm được mục tiêu chiến lược nào, thế trận giành co đến mùa đông sẽ chững lại, trong khi liên xô có thời gian củng cố lực lượng, di chuyển quân sơn cước tinh nhuệ tiếp viện từ si bê ri, phát triển bổ sung vũ khí đạn dược từ vùng uran,tiếp nhận được hàng viện trợ từ đồng minh Mỹ+Anh nên khiến ưu thế quân số, vũ khí nghiêng hẳn về Liên Xô. Nếu quân đức tập trung đánh thẳng vào Mát cơ va bằng các tập đoàn quân xe tăng cơ giới kết hợp với không quân đức, khi quân liên xô đang thua đau, tinh thần mệt mỏi, thiệt hại nặng nề, chưa kịp xây dựng hệ thống phòng thủ Mát cơ va thì lịch sử sẽ khác. Sau khi đánh xong Mát cơ va, quân Đức tập trung đánh xuống Ucraina chiếm nguồn lương thực lúa mì, các cơ sở sản xuất công nghiệp, rồi đánh vào Stalingrat, Baku để chiếm mỏ dầu Liên Xô thì về cơ bản Liên Xô sẽ cạn kiệt, mất hết những vùng công nghiệp nặng, lúa mì, dầu mỏ và yếu thế dần. Đức phải liên minh với Nhật để Nhật đánh vào Si bê ri, đánh vào lưng Liên Xô bằng thỏa thuận sẽ nhường cho nhật vùng Si bê ri, Mông cổ, Tân cương, Trung Á thì người Nhật chắc chắn sẽ tham chiến.
5. Bố trí binh lực phù hợp với chiến lược quân sự nhằm dứt điểm chiến lược các mặt trận chính:
+ Mặt trận Liên xô: Nhiệm vụ dốc toàn lực đánh bại Liên xô trước mùa đông, đánh tiêu hao sinh lực hồng quân, đánh chiếm những khu công nghiệp, nhà máy sản xuất vũ khí, khu vực sản xuất lúa mì, các mỏ dầu chiến lược. Nhiệm vụ quân chư hầu Ý, Hung ga ri, Bun ga ri, Ru ma ni, Phần lan là bình định các lãnh thổ đã chiếm đóng, bảo vệ các kho tàng, tuyến đường vận chuyển hậu cần, tiêu diệt quân du kích, biệt kích Liên xô. Cụm tập đoàn quân Bắc và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm tập trung đánh chiếm Mát cơ va. Sau khi đánh xong Mát cơ va cụm TĐQ Bắc tiếp tục tiến về phía đông, cụm TĐQ Trung tâm tiến xuống phía nam phối hợp cụm TĐQ Nam đánh chiếm nốt Ucraina, Stalingrat, Baku. Cụm TĐQ Nam đánh Ucraina tiêu diệt sinh lực Liên xô, đánh chiếm khu vực sản xuất lúa mì, bảo vệ sườn Nam cho 2 cụm TĐQ Bắc và Cụm TĐQ Trung tâm đánh dứt điểm Mát cơ va. Gồm:
– Cụm tập đoàn quân Bắc Liên xô: bố trí 10 sư đoàn thiết giáp cơ giới, 30 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn không quân tiêm kích, 2 sư đoàn không quân ném bom
– Cụm tập đoàn quân Trung tâm liên xô: bố trí 20 sư đoàn thiết giáp cơ giới, 60 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn không quân tiêm kích, 4 sư đoàn không quân ném bom
– Cụm tập đoàn quân Nam Liên xô: bố trí 15 sư đoàn thiết giáp cơ giới, 45 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn không quân tiêm kích, 3 sư đoàn không quân ném bom
– Cụm tập đoàn quân Liên minh: bố trí 10 sư đoàn Ý, 30 sư đoàn Ru ma ni, 12 sư đoàn Hung ga ri, 15 sư đoàn Bun ga ri
+ Mặt trận phía Tây: Nhiệm vụ phòng thủ trước quân đồng minh, bình định lãnh thổ đã chiếm đóng, tiêu diệt quân du kích kháng chiến. Không quân và hải quân Đức có nhiệm vụ đánh phá các tuyến đường vận chuyển hàng hải đến Anh nhằm làm nước Anh kiệt quệ sụp đổ, tiêu hao dần lực lượng tàu chiến phe đồng minh. Gồm:
– Cụm tập đoàn quân Tây: phòng thủ Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúc xem bua. bố trí 20 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn không quân tiêm kích, 3 sư đoàn không quân máy bay phóng lôi, 300 tàu ngầm U boat, hạm đội tàu chiến mặt nước Đức
– Cụm tập đoàn quân Bắc âu: phòng thủ Na uy, Đan Mạch, Bắc Đức, bố trí 15 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn không quân tiêm kích đánh chặn, 1 sư đoàn máy bay phóng lôi
+ Mặt trận Nam âu: bảo vệ Ý, Nam tư, Hi lạp, An ba ni, đánh tiêu hao sinh lực và tàu chiến quân đồng minh. Đánh chiếm Ai cập, Trung đông và kênh đào Suez. Hỗ trợ vũ khí tiền bạc các phong trào chống thực dân Anh Pháp tại Bắc phi, Trung đông, Đông phi nhằm gây rối loạn, tiêu hao nguồn lực phe đồng minh. Hải quân Ý có nhiệm vụ kết hợp với không quân máy bay phóng lôi đánh phá hạm đội đồng minh, bảo vệ tuyến vận chuyển hậu cần cho Cụm TĐQ Bắc phi. Gồm:
– Cụm tập đoàn quân Ý: bố trí 20 sư đoàn bộ binh Ý, 5 sư đoàn bộ binh Đức, 2 sư đoàn không quân tiêm kích, 2 sư đoàn không quân máy bay phóng lôi
– Cụm tập đoàn quân Ban căng: bố trí 10 sư đoàn bộ binh Ý, 5 sư đoàn bộ binh Đức, 5 sư đoàn bộ binh Bun ga ri, 5 sư đoàn quân Hung ga ri, 2 sư đoàn không quân tiêm kích
– Cụm tập đoàn quân Bắc phi: bố trí 5 sư đoàn thiết giáp cơ giới Đức, 20 sư đoàn bộ binh Ý, 2 sư đoàn không quân tiêm kích, 2 sư đoàn không quân ném bom.
* P2: Ý – CON ĐƯỜNG NÀO CHO ĐẾ CHẾ LA MÃ:
Mussolini là một người nhiều tham vọng, giỏi mưu đồ chính trị. Chỉ tiếc ông ta không có chút tài năng gì về quân sự và quá đề cao sức mạnh quân đội Ý. Một quân đội yếu kém, tướng lĩnh bất tài, quân lính hèn nhát. Vậy ông ta sẽ cần phải làm gì để tham vọng xây dựng Ý vĩ đại như đế chế La Mã trở thành hiện thực?
1. Về sức mạnh quân sự: Phải xây dựng một quân đội Ý trung thành, hùng mạnh và hiện đại. Người Ý đã quá nhu nhược và để cải cách quân đội Ý cần phải nâng cấp các sư đoàn Ý hiện đại về vũ khí, chuyên sâu về chiến tranh và phải tích lũy nhiều kinh nghiệm chiến tranh. Nhờ quân đội Đức cử các cố vấn quân sự sang để cải cách quân đội Ý, đem nhiều sư đoàn đi tham chiến tại Ethiopia, Nam tư, Hi lạp để quân đội được rèn giũa, được tiếp nhận các học thuyết quân sự Đức – có quân đội mạnh nhất thế giới bấy giờ. Chọn các tướng lĩnh trung thành với chế độ, tài năng về chiến trường để chỉ huy quân đội trên cơ sở được cố vấn Đức tham mưu hỗ trợ. Tập trung xây dựng các sư đoàn bộ binh sơn cước chuyên đánh núi rừng để đánh Ethiopia, Nam tư, Hi lạp, Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha. Xây dựng các sư đoàn không quân hải quân máy bay phóng lôi để tiêu diệt hải quân đồng minh, xây dựng các sư đoàn thiết giáp cơ giới tham chiến tại Bắc phi, Liên Xô.
2. Tích cực học hỏi, sao chép, chia sẻ về công nghệ chế tạo sản xuất với đức. Đặc biệt công nghệ chế tạo xe tăng, máy bay, pháo, súng trường tấn công để nhanh chóng hiện đại hóa quân đội
3. Phải có chiến lược tiến hành chiến tranh hợp lý và tập trung nhằm đạt hiệu quả tối ưu và dứt điểm kẻ thù: Đầu tiên đánh chiếm ethiopia để xây dựng chính phủ bù nhìn, mục đích khi chiến tranh nổ ra sẽ lập nên mặt trận đông phi nhằm thu hút quân Anh+Pháp để làm hao mòn quân đội đồng minh. Tiếp đến sẽ đánh vào miền nam pháp chiếm miền nam pháp kết hợp với Đức dứt điểm nước Pháp trong năm 1940. Sau đó sẽ thôn tính Nam tư, Hi lạp bằng các sư đoàn sơn cước, pháo hạng nhẹ, xe tăng hạng nhẹ, máy bay cường kích kết hợp với một số sư đoàn đức hỗ trợ. Năm 1941 khi Đức đánh Liên xô, Ý sẽ hỗ trợ Đức bằng các sư đoàn thiết giáp cơ giới được yểm trợ bởi không quân Đức + Ý đánh vào Ucraina để chiếm lấy các khu công nghiệp quân sự và lúa mì Liên xô. Sau đó sẽ tung các sư đoàn sơn cước đánh chiếm Stalingrat và Baku để đoạt lấy các mỏ dầu liên xô. Một khi Liên xô mất Mát cơ va và Stalingrat, Baku thì số phận Liên xô đã được định đoạt. Châu âu thất thủ thì thế giới đã được phân chia. Cuộc chiến tiếp theo sẽ là chiến tranh hạt nhân bom nguyên tử với Mỹ hoặc người Mỹ phải chấp nhận hòa bình với sự phân chia thế giới, Đức chiếm Tây âu, Trung âu, Bắc âu, Đông âu. Ý chiếm Nam âu, Bắc phi, Đông phi, Trung Phi, Trung đông.Nhật chiếm Trung quốc, Ấn độ, Thái Bình Dương, Úc châu
4. Chiến tranh tổng lực: Phải khởi động sức mạnh cả nước cho nhu cầu chiến tranh, thanh niên trên 18 tuổi đến 55 tuổi tòng quân bắt buộc, phụ nữ được khuyến khích tham gia vào các công xưởng sản xuất vũ khí, trẻ em được huấn luyện quân sự từ nhỏ và thấm nhuần học thuyết chiến tranh tổng lực cũng như tinh thần yêu nước.
* P3: NHẬT BẢN – NHỮNG THAM VỌNG LỚN LAO CỦA ĐẾ CHẾ MẶT TRỜI
Nhật bản tham chiến với những tham vọng quá to lớn so với nguồn tài nguyên hạn chế và những mặt trận quá rộng lớn trải dài. Nước Nhật cần làm gì để thoát khỏi vòng luẩn quẩn ấy.
1. Cần tập trung vào những mục tiêu xác định và có chiến lược rõ ràng cụ thể: cần thanh toán Trung quốc trước tiên, Trung quốc đang chia năm xẻ bảy phe phái, quân đội đông nhưng lạc hậu, yếu kém, nhu nhược. Cần tập trung phần lớn tiềm lực chiến tranh để thôn tính Trung quốc, chia rẽ các phe phái Trung quốc và dần tiêu diệt. Đánh chiếm các thành phố đông đúc sầm uất ở ven biển đồng bằng phía đông, đánh chia cắt bao vây các tập đoàn quân Trung quốc nhằm tiêu hao binh lực, chiếm đóng và phá hủy các cơ sở quân sự Trung quốc. Tiềm lực yếu kém thì Trung quốc chỉ như đám thổ phỉ trốn trong rừng sâu không đủ sức thay đổi chiến cuộc nữa. Rồi dần mua chuộc phe phái chúng khiến chúng tự đánh và tiêu diệt nhau. Khi Đức đánh qua Pháp thì Nhật chớp thời cơ tung hải quân, không quân hải quân đánh chìm các hạm đội của Anh pháp tại châu Á, tung các sư đoàn thủy quân lục chiến chiếm đóng thuôc địa Anh pháp tại Thái Bình Dương. Khi Đức đánh Liên xô đến gần Mát cơ va thì tung tập đoàn quân Quan đông đánh vào Si bê ri nhằm đánh vào hậu phương Liên xô, khiến Liên xô trước sau đều bị đánh mà bại trận. Sau khi Liên xô sụp đổ Nhật sẽ đánh vào Nam á, Ấn độ để dứt điểm đế quốc Anh.
2. Phải biết đặt ra những mục tiêu giới hạn: Tiềm lực quân sự, dân số, tài nguyên của Nhật có giới hạn và rất phụ thuộc vào tài nguyên dầu mỏ, cao su mà Nhật không có. Cuộc chiến với Mỹ là cuộc chiến cầm cự kéo dài, Nhật đánh vào quần đảo Ha oai tiêu diệt đệ nhất hạm đội Mỹ nhưng bắt buộc phải đánh chiếm luôn quân đảo Ha oai để biến Ha oai thành tiền đồn cầm cự chống lại các hạm đội Mỹ. Chỉ khi nào Đức + Ý xâm chiếm xong châu âu thì liên quân mới đủ sức mạnh đối đầu nước Mỹ bởi Mỹ là siêu cường kinh tế, khoa học công nghệ, công nghiệp vũ khí, tài nguyên vô hạn và dân đông. Chiếm đóng Mỹ là kế hoạch quá khó khăn và dài lâu. Nên cuộc chiến với Mỹ sẽ là cuộc chiến hạt nhân hoặc Mỹ sẽ phải chấp thuận với sự phân chia lại thế giới.
3. Quân đội Nhật tinh nhuệ, đông đảo, ý chí kiên cường nhưng hỏa lực hạn chế, vũ khí không quá hiện đại nên tập trung sao chép, trao đổi công nghệ quân sự của Đức để nhanh chóng hiện đại hóa, tăng cường hỏa lực chiến đấu, đặc biệt xe tăng hạng nhẹ trên chiến trường Thái bình dương, xe tăng hạng nặng trên chiến trường Trung quốc, Liên xô, súng trường tấn công, máy bay phóng lôi, pháo dã chiến….
4. Xây dựng các sư đoàn chuyên sâu phù hợp với cách đánh của từng mặt trận: các sư đoàn thiết giáp cơ giới, sư đoàn bộ binh sẽ chiến đấu tại Trung quốc, Liên xô. Các sư đoàn sơn cước sẽ chiến đấu tại Nam á, Ấn độ. Các sư đoàn thủy quân lục chiến sẽ tham chiến trên các quần đảo Thái bình dương.
5. Xây dựng các chuỗi phòng thủ đảo: tất cả các đảo thái bình dương sẽ được xây dựng thành các cứ điểm phòng thủ kiên cố kết hợp với các hạm đội Nhật để đánh phá tiêu hao các hạm đội Mỹ, khiến Mỹ bị chặn đứng trên Thái bình dương mà không tiếp cứu được các nước đồng minh.
6. Lập các kế hoạch phá hoại nền kinh tế và xã hội Mỹ, tung các chiến dịch đổ bộ đánh phá các cảng, thành phố ven biển Mỹ bằng không quân hải quân, sử dụng chiến lược chiến tranh tàu ngầm không hạn chế bắn phá các tuyến giao thương đồng minh. Tung các lực lượng biệt kích, gián điệp phá hoại vào Mỹ gây hoang mang xã hội Mỹ
7. Huy động chiến tranh tổng lực: nam giới 18-55 tuổi cưỡng bức tòng quân. Phụ nữ khuyến khích tham gia các công xưởng sản xuất vũ khí, trẻ em được huấn luyện quân sự và khơi dậy tinh thần yêu nước.
8. Bố trí binh lực phù hợp với chiến lược quân sự:
+ Mặt trận Trung quốc: nhiệm vụ đánh chiếm lãnh thổ Trung quốc, tập trung tiêu diệt sinh lực binh lính Trung quốc, đánh chiếm các thành phố lớn đông dân, các khu công nghiệp, các kho tàng, các vùng sản xuất lương thực quan trọng, các vùng khoáng sản để phục vụ quá trình khai thác tài nguyên thuộc địa trung quốc. Bình định lãnh thổ Trung quốc, tiêu diệt quân du kích, biệt kích, bảo vệ các tuyến đường vận chuyển hậu cần phục vụ chiến tranh. Gồm:
– Cụm tập đoàn quân Bắc Trung quốc: bố trí 15 sư đoàn thiết giáp cơ giới, 40 sư đoàn bộ binh, 10 sư đoàn sơn cước, 2 sư đoàn không quân tiêm kích, 3 sư đoàn không quân ném bom
– Cụm tập đoàn quân Nam Trung quốc: bố trí 5 sư đoàn thiết giáp cơ giới, 30 sư đoàn bộ binh, 15 sư đoàn sơn cước, 2 sư đoàn không quân tiêm kích, 3 sư đoàn không quân ném bom
+ Mặt trận Si bê ri: nhiệm vụ khi Đức tiến đánh sát Mát cơ va thì tung cụm tập đoàn quân Quan đông đánh úp sau lưng Liên xô, chiếm giữ vùng Viễn đông Liên xô và Trung á, đánh chiếm các thành phố chiến lược, phá hủy hạm đội Viễn đông Liên xô tại Vladivoxtoc nhằm làm Liên xô lưỡng bề thọ địch mà sụp đổ. Gồm:
– Cụm tập đoàn quân Quan đông: bố trí 10 sư đoàn thiết giáp cơ giới hạng nặng, 20 sư đoàn sơn cước chuyên đánh mùa đông, 20 sư đoàn bộ binh mùa đông Mãn châu, 10 sư đoàn kỵ binh Mãn châu, 2 sư đoàn không quân tiêm kích, 2 sư đoàn không quân ném bom
+ Mặt trận Nam á: đánh chiếm Đông nam á và Nam á, dứt điểm hậu phương Ấn độ của thực dân Anh sẽ khiến Anh quốc kiệt quệ và không còn vai trò ảnh hưởng nữa. Gồm:
– Cụm tập đoàn quân Đông nam: bố trí 10 sư đoàn bộ binh, 20 sư đoàn sơn cước, 10 sư đoàn thủy quân lục chiến, 2 sư đoàn không quân tiêm kích, 2 sư đoàn không quân ném bom, 1 hạm đội tàu sân bay Nhật
+ Mặt trận Thái bình dương: lập chuỗi phòng thủ các đảo kết hợp với các hạm đội hải quân nhằm đánh tiêu hao suy yếu hạm đội Mỹ, ngăn không cho Mỹ cứu viện đồng minh. Gồm:
– Cụm tập đoàn quân Thái bình dương: bố trí 30 sư đoàn thủy quân lục chiến, 2 sư đoàn nhảy dù, 5 sư đoàn không quân tiêm kích, 5 sư đoàn không quân máy bay phóng lôi, 4 hạm đội tàu sân bay Nhật, 200 tầu ngầm viễn dương hạng nặng
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10157605757043743&id=586148742