LOGIC KHOA HỌC VÀ THUYẾT TIẾN HÓA

Trong nghành tư pháp, người ta sử dụng nguyên tắc suy đoán vô tội. Tức là bên A cáo buộc bên B với tội danh nào đó thì bên A phải có nghĩ vụ đưa ra bằng chứng để chứng minh.  Nếu bên A không có bằng chứng thì cáo buộc của bên A vô giá trị, nếu bên A có bằng chứng thì bên B có nghĩa vụ phản bác, đưa ra các bằng chứng để bẻ gãy lập luận của bên A, bên nào thuyết phục được tòa thì bên đó thắng. Bởi vì tòa án chỉ giữ vai trò trọng tài nên phán quyết hoàn toàn có thể sai, một người được coi là có tội khi có phán quyết cuối cùng của tòa án, nhưng không có phiên tòa nào là phiên cuối cùng cả, nếu bạn bị oan thì bạn chết rồi mà có người kháng án, đưa ra bằng chứng mới thì vẫn phải mở tòa minh oan cho bạn.

Logic trong khoa học cũng phải sử dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội này”, tức là nói phải có sách, mách phải có chứng. Khoa học cũng giống như tòa án, kết luận của các nhà khoa học hoàn toàn có thể sai tùy vào thời điểm. Khoa học chỉ khác với tư pháp ở chỗ là bạn nói sai cũng không phải chịu trách nhiệm cho nên nhiều người cứ thỏa mái nói năng như trẻ con mà không cần logic.

Vậy Chúa, người khổng lồ, ma quỷ, người ngoài hành tinh, thần thánh…vv có tồn tại hay không? 

Câu trả lời là KHÔNG, khoa học không phải là chân lý, có thể trong tương lai câu trả lời sẽ là CÓ nhưng thời điểm hiện tại thì vẫn là Không.

Các bạn không nên sử dụng logic “suy đoán có tội” để lập luận là: Khoa học không chứng minh được không có thần thánh, ma quỷ, người ngoài hành tinh thì tức là CÓ, lập luận này vô cùng trẻ con vì nó đẩy trách nhiệm chứng minh cho bên B như ví dụ trên đầu bài của mình, không khác gì việc bạn chỉ tay vào 1 ai đó và tuyên bố họ là con của bạn và người ta không có tiền đi thử ADN cho nên họ không thể chứng minh và phải chấp nhận là con của bạn.

Các bạn cũng đừng lập luận “có thể” thế này, thế kia, nó không thể thuyết phục được ai cả. Khoa học đơn giản là thuyết phục người khác mà muốn thuyết phục phải có chứng cứ. Ví dụ: Loài thằn lằn có thể khổng lồ thì loài người cũng có thể khổng lồ, lập luận này cũng tương tự như anh A bị phán tội giết người sau đó được minh oan, vậy thì anh B, anh C hoàn toàn có thể oan. Logic rất trẻ con, thằn lằn khổng lồ từng tồn tại bởi vì người ta đào được những con   thằn lằn bạo chúa, thằn lằn sấm chứ không phải cứ thằn lằn là không lồ và suy ra con người thì càng mắc cười.

THUYẾT TIẾN HÓA,  Lỗ hổng từ đâu?

Khi người ta ngiên cứu, điều tra một vụ án tức là người ta cố gắng phục dựng một câu chuyện ngắn trong thì quá khứ gần, khi người ta ngiên cứu lịch sử thì tức là người ta đang phục dựng lại câu chuyện của loài người ở thì quá khứ rất xa, còn THUYẾT TIẾN HÓA cũng là phục dựng lại một câu chuyện rất dài và trong thì quá khứ rất, rất…xa. Vậy thì một vụ án trong thì quá khứ gần từ điều tra đến xét xử còn xảy ra đầy vụ oan sai, THUYẾT TIẾN HÓA đầy lỗ hổng không có gì là lạ cả, khoa học lịch sử chỉ nghiên cứu về loài người còn đầy lỗ hổng.

Và như mình đã nói, khoa học không có đúng sai tuyệt đối nhưng các bạn đừng nghĩ THUYẾT TIẾN HÓA nó có giá trị ngang hàng với THUYẾT HỮU THẦN vì cùng là THUYẾT. THUYẾT TIẾN HÓA là câu chuyện quá khứ được tái hiện lại bằng bằng chứng cụ thể và những bằng chứng này liên tục bị bẻ gãy bằng những bằng chứng khác mạnh hơn, thuyết phục hơn. Còn THUYẾT HỮU THẦN cũng là câu chuyện quá khứ nhưng được xây dựng bằng niềm tin, hoàn toàn không có bằng chứng gì cả.

Cre: Xa Tăng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *