A : Frank Melling,
.
Đây đúng là một trong những câu hỏi hấp dẫn nhất từng có trên Quora, cảm ơn Amy (*Người đặt câu hỏi).
Năm 1880 cũng là một thời điểm thú vị – nó nằm trong một giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng.
1885 được coi là năm ra đời của xe hơi hiện đại, khi nhà phát minh người Đức Karl Benz đăng ký bằng sáng chế cho chiếc Motorwagen do ông chế tạo, tuy nhiên một thứ thô sơ như chiếc Benz ba bánh thì thật tình cũng không gây ấn tượng lắm.
Tia X được phát hiện vào năm 1895 bởi Wilhelm Conrad Roentgen, nhưng so với công nghệ hiện đại thì cũng không có gì đáng kể.
Thứ có thể gây ra một vài tiếng xuýt xoa là đồng hồ bấm giờ – được chế tạo bởi John Harrison, một nhà chiêm tinh học người Anh, vào năm 1728 – 150 năm trước thời điểm trên.
Đồng hồ bấm giờ của Harrison rất thiết thực cho việc đi biển. Nó là kiểu đồng hồ bỏ túi cỡ lớn và chính xác đến mức nó cho phép tính toán được kinh độ với độ lệch chỉ năm giây góc sau chuyến đi dài 4.000 dặm, dài cả tháng, trên hành trình giữa hai địa điểm London và Jamaica. Ngầu đấy chứ? (*Bấm vào ảnh để xem thông tin thêm)
Và giờ, xin giới thiệu kẻ chiến thắng – ứng cử viên vượt trội : thuyền cao tốc chạy buồm (*Clipper).
Loại thuyền này chạy nhanh đến mức độ phi thường. Con thuyền “Flying Cloud” của Mỹ khởi hành từ New York đến San Francisco – xin nhắc nhỏ thêm là, thời này chưa có kênh đào Panama vì thế hành trình phải đi vòng qua Mũi Sừng – trong 89 ngày, vượt hơn 16,000 dặm. Kỷ lục này kéo dài 135 năm mới bị phá.
Thuyền “Flying Cloud” trông như thế này (*Ảnh 1), cứ thử nhìn vào số lượng buồm của nó mà xem!
Phải xin nhấn mạnh ở đây rằng, “Flying Cloud” là một con thuyền chở hàng chứ không phải là một chiếc du thuyền đua hoán cải.
Con thuyền “Cutty Sark” (*Ảnh 2 – khi các cánh buồm no gió), do người Anh đóng và dùng để đi biển, được hạ thủy vào năm 1869 hiện vẫn còn nguyên vẹn và được trưng bày tại Greenwich, London.
Lúc tốt nhất, “Cutty Sark” có thể đạt tới tốc độ 17,5 hải lý/giờ (20,1 dặm/giờ). Kỉ lục hào nhoáng nhất của nó là vượt quãng đường 418 dặm trong một ngày với tốc độ trung bình là 15 hải lý/giờ. Để so sánh thì, một tàu container hiện đại, trong điều kiện lý tưởng, có thể chạy với tốc độ 24 hải lý/giờ.
Những chuyến hải trình của “Cutty Sark” đều cực kỳ gian khổ, và thường khiến thủy thủ đoàn chịu rủi ro cực lớn. Có lần nó đã vượt 3,978 dặm trong 11 ngày.
Con thuyền vẫn duy trì được tốc độ trên bất chấp gần 1000 tấn hàng hóa mà nó phải chở.
Nó đạt được khả năng trên khi không hề dựa vào GPS, hoặc bất kỳ công cụ hỗ trợ điều hướng hiện đại nào khác mà chỉ duy nhất dựa vào sức gió.
Rất ấn tượng phải không.
Phụ lục:
Tôi chưa bao giờ có hơn 2,000 lượt upvote cho bất kỳ bài viết của mình, vì vậy cảm ơn mọi người đã ủng hộ.
Đã có rất nhiều ý kiến thú vị được đưa ra nên tôi viết phần phụ lục này để tóm gọn lại vài quan điểm.
Đầu tiên, tốc độ của Những Clipper Siêu hạng. Tôi lái một chiếc du thuyền hiện đại được chuyên chế sao cho hành trình trên biển rất thoải mái và dễ chịu. Thỉnh thoảng, trên GPS thể hiện tốc độ hơn 10 hải lý/giờ chút chút. Tốc độ này phải nói là nhanh đến độ bụng dạ nôn nao, đặc biệt khi tôi chỉ có một “thuyền viên” – vợ tôi – và tôi đang cầm lái. Ở tốc độ này, với trình độ điều khiển như tôi đang có, tôi phải hết sức tập trung vào những gì đang làm.
Nếu chạy với gấp đôi tốc độ này thì cảm giác chắc không khác gì như đang lái một chiếc máy bay chiến đấu hiện đại.
Điều đáng nói ở đây là những Clipper xịn nhất không chỉ chạy với tốc độ nhanh trong một hai giờ hoặc một hai ngày đâu nhé. Chúng duy trì được tốc độ kinh hồn trên trên cả vạn dặm hải trình.
Để đạt được điều đó, các thuyền trưởng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro cực lớn – và thường gặp nhiều chuyện không may.
Tôi không giỏi lắm về các số liệu thống kê nên vui lòng sửa lại giúp nếu tính toán của tôi hơi kém, nhưng trong số 90 Clipper được ra mắt vào những năm 1850, 44 đã bị mất tích trên biển: đây là một cách kiếm sống quá nguy hiểm!
Kỹ năng đi biển của thủy thủ đoàn ở mức rất cao, cũng như sự dũng cảm của họ, nhưng trên thực tế việc thường xuyên thiếu nhân lực khiến họ phải chịu vô vàn áp lực.
Ngay cả một con thuyền hiện đại, uy tín như Cutty Sark cũng đi biển với một thủy thủ đoàn nhỏ từ 18 – 30 người. Con số duy trì thường xuyên ở mức 20 – 20 người để xoay xở với một con thuyền có chiều dài 61m, trọng tải 1,000 tấn, 32 cánh buồm và cột buồm cao nhất dài 46m.
Tỉ lệ Clipper mất tích trên biển cực lớn cho ta thấy được mức độ nguy hiểm ở đây vượt quá tưởng tượng. Việc con thuyền có thể ra khơi được đều là nhờ có kỹ năng và sự dũng cảm phi thường của thủy thủ đoàn.
Giống như nhiều phát minh khác của loài người ở giai đoạn cuối của một chu kỳ phát triển, thuyền cao tốc chạy buồm chỉ thịnh hành trong một thời gian rất ngắn. Chúng rất hữu dụng cho những chuyến hải trình nhanh nhờ sức gió, có thể chở những hàng hóa có giá trị cao, nhưng cũng chỉ đến thế. Máy hơi nước, và sự thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu, đã đặt dấu chấm hết cho công nghệ này.
Tôi mong mọi người biết trân trọng thành công của những con thuyền này trong lĩnh vực đặc thù của chúng nhiều như việc lần đầu chúng ta đặt chân mặt trăng, máy bay chở khách siêu âm hay chiếc xe điện đạt đến 200 dặm/giờ. Chúng đều là những điều kỳ diệu – tuy bị giới hạn.
½ bình luận của John Carlton
Trong suốt quãng đời đi biển của mình, “Cutty Sark”, bao gồm cả thời gian nó được đặt tên là “Joseph Ferreira” và treo cờ Bồ Đào Nha, chỉ bị mất hai thành viên thủy thủ đoàn, do bị sóng đánh tuột khỏi sào mũi tàu.
Những kỷ lục đáng kể của nó được thiết lập trong giai đoạn thương mại len, dưới thời thuyền trưởng Richard Woodget, và với thủy thủ đoàn gồm 19 người, hơn kém chút chút.
Phải thừa nhận nó là một con thuyền an toàn khác thường, cũng như con thuyền đối thủ “Thermopylae” – con thuyền mà vào giai đoạn cuối đời được dùng làm tàu huấn luyện của hải quân Bồ Đào Nha, và khi đã bị xuống cấp quá mức độ sửa chữa, đã bị đánh chìm vào năm 1913 ngoài cửa sông Tagus theo nghi thức hải quân.
Để minh họa được sinh động hơn, xin giới bức tranh có tựa đề “Cutty Sark trên Sóng lớn” của Donald (?) Swan, được vẽ trên một cuốn nhật ký hàng hải. Tôi ngờ địa điểm trong bức tranh là ở vùng biển đâu đó giữa Aguillas và Benguilla. Vào thời điểm này trong năm, tháng 8 theo ghi chép, con thuyền đang trên hành trình đến Úc để lấy len
The chronometer – John Harrison
Vào thế kỷ 18, “vấn đề kinh độ” – làm thế nào để biết một con tàu đã đi về phía đông hoặc phía tây bao xa so với cảng xuất phát – là chuyện làm những người đi biển đau đầu nhất. Galileo Galilei, Jean Dominique Cassini, Isaac Newton, và Edmond Halley đều đã thử tìm đáp án cho bài toán hóc búa này, nhưng không một ai trong số họ thành công. Tất cả đều nghĩ rằng câu trả lời nằm trong “chiếc đồng hồ” của vũ trụ, trong việc lập bản đồ các vì sao.
John Harrison đã phải đấu tranh để thuyết phục mọi người tin vào phát minh của mình.
Nhưng John Harrison lại tin rằng có thể tìm ra câu trả lời nhờ các máy móc cơ khí. Sau 40 năm làm việc, vào năm 1764, ông đã chứng minh rằng có thể dùng một chiếc đồng hồ để định vị một con tàu trên biển với độ chính xác phi thường.
Kinh độ là khoảng cách góc về phía đông hoặc về phía tây, tính từ đường kinh tuyến chuẩn, chẳng hạn Greenwich, tới một đường kinh tuyến bất kỳ trên trái đất. Trên bản đồ địa cầu, đường kinh tuyến chạy dài từ cực Bắc xuống cực Nam, hội tụ nhau tại hai đầu trái đất. Khả năng xác định kinh độ là điều sống còn với bất cứ con tàu nào khi cố gắng vượt qua đại dương mênh mông. Vì nếu bỏ qua phép toán này, họ chỉ có thể dựa vào bản năng để tìm ra nơi cần đến.
Từ xưa, các thủy thủ đã rất chú ý đến nguyên tắc tính toán kinh độ. Họ biết rằng cứ đi về hướng đông 15 độ, thì phải cộng thêm 1 tiếng vào giờ địa phương. Tương tự như thế, nếu đi theo hướng tây, sẽ phải trừ đi một tiếng. Vì vậy, các thủy thủ hiểu rằng nếu có giờ địa phương tại hai điểm trên trái đất, họ có thể căn cứ vào sự khác biệt giữa chúng để tính ra kinh độ của con tàu.
Bằng cách quan sát mặt trời, dù ở bất cứ đâu, các thủy thủ cũng có thể tính được ra giờ địa phương. Nhưng vấn đề là họ cần một thông số nữa để đối chiếu, chẳng hạn giờ chuẩn ở Greenwich. Tuy nhiên, trong tay họ chỉ là những chiếc đồng hồ quả lắc, mà do vận động của biển, khó có thể hy vọng chúng sẽ chạy chính xác.
Nhu cầu chế tạo ra những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao đã ám ảnh John Harrison. Từ năm 1730 đến năm 1759, ông đã chế ra một loạt đồng hồ, H1, H2 và H3. Tất cả chúng đều là những chiếc đồng hồ lớn với cơ cấu cân bằng đặc biệt, có thể triệt tiêu các dao động của sóng biển. Chúng chính xác, nhưng vẫn chưa đủ để tính toán kinh độ.
Vì thế, Harrison đã thay đổi căn bản thiết kế của mình và cho ra đời H4, tương tự như một chiếc đồng hồ bỏ túi lớn. Đó quả là một bước đột phá. Trong 6 tuần, H4 chỉ chạy sai 5 giây. Độ chính xác này cao gấp 3 lần so với yêu cầu để đoạt giải thưởng 20.000 bảng, do Ủy ban Kinh độ Anh đưa ra thời đó.
Tuy nhiên, ở thời điểm mà Harrison công bố kết quả của mình, tất cả mọi người nghĩ rằng ông đã hóa điên, vì theo họ, việc dùng đồng hồ để xác định kinh độ là không tưởng. Và nếu có đúng, thì cũng là do chiếc đồng hồ hoặc chính Harrison may mắn mà thôi.
Phải đến năm 1772, khi Harrison đã thành một ông già 79 tuổi, phát minh của ông mới được người đời thừa nhận. Cùng lúc ấy, thuyền trưởng Cook đã lên đường trong hành trình thám hiểm thứ hai, mang theo một bản sao của H4, cái mà ông xem như “hoa tiêu trung thành trong suốt hành trình thăng trầm vạn dặm”.