Llywelyn ap Iorwerth, thường được gọi là Llywelyn Vĩ Đại (hay Llywelyn Fawr trong tiếng Welsh) là một hoàng tử người Wales sống vào khoảng cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13. Llywelyn được coi như là nhà cai trị người bản xứ vĩ đại nhất của xứ Wales thời Trung Cổ, trước khi bị chinh phục hoàn toàn bởi người Anh. Mặc dù lúc đầu Llywelyn mới chỉ là người cai trị một thành bang nhỏ ở miền Tây Bắc xứ Wales, nhưng ông đã thành công trong việc mở rộng quyền lực ra khắp khu vực. Cuối cùng, ông thống nhất hầu hết xứ Wales. Hơn nữa, Llywelyn còn tỏ ra khéo léo khi đối đầu với người láng giềng hùng mạnh, bằng con đường ngoại giao lẫn chiến tranh.

?HỜI THƠ ẤU VÀ LƯU ĐÀY
Llywelyn Vĩ Đại ra đời vào khoảng năm 1173 ở Lâu đài Dolwyddelan, miền Bắc xứ Wales. Cha ông là Iorwerth ap Owain, hoàng tử xứ Gwynedd, và là con trai của Owain ap Gruffydd. Mặc dù Llywelyn là con trai lớn, nhưng ông không được hưởng thừa kế từ người cha, do ông bị khuyết tật ở mũi. Thay vào đó, Owain truyền ngôi lại cho đứa con ngoài giá thú khác (được Luật Wales cho phép). Nhưng khi cha ông qua đời, Llywelyn được thừa hưởng vùng Nant Conwy. Mẹ của ông là Marared, con gái của Madog ap Maredudd, người cai trị cuối cùng của xứ Powys thống nhất.
Các nhà cai trị xứ Gwynedd thừa hưởng từ tổ tiên của họ vào thế kỷ 4 và 5 Công Nguyên, khi Đế chế La Mã chấm dứt sự cai trị của họ lên đảo Anh. Tên của vương quốc có thể được xuất phát từ Cunedda Wledig, thủ lãnh của tộc người Votadini Pict, những người được Magnus Maximus (người cai trị Tây La Mã) chuyển tới xứ Wales để bảo vệ miền Tây của đảo Anh khỏi những kẻ đột kích người Ireland. Thay vào đó, có ý kiến cho rằng cái tên Gwynedd tới từ cụm từ tiếng Latin “Venedotia”. Dù gì thì hầu hết miền Bắc xứ Wales nằm dưới quyền cai trị của Cunedda, do đó ông nhận được danh hiệu “Vua Bắc Wales”.
Mặc dù La Mã chấm dứt cai trị thuộc địa Anh vào đầu thế kỷ 5 Công Nguyên, xứ Gwynedd vẫn tiếp tục tồn tại như là một nhà nước kế thừa của La Mã. Vận mệnh của vương quốc này dao động liên tục vài thế kỷ sau. Ví dụ như, một vài nhà cai trị xứ Gwynedd nhận được danh hiệu “Vua của người Briton”, là tấm gương phản chiếu quyền lực mà họ nắm giữ. Một vài nhà cai trị khác thì ít may mắn hơn, khi họ đánh mất quyền lực vì nội chiến và ngoại xâm.
Vào khoảng thời gian Llywelyn ra đời, xứ Gwynedd là một vương quốc hùng mạnh, nhưng chưa hoàn toàn kiểm soát xứ Wales. Các vùng lãnh thổ miền Nam xứ Wales, được gọi là Deheubarth, chưa nằm dưới sự cai trị của Gwynedd, còn miền Đông thì nằm dưới quyền của Vương quốc Powys (mà bị chia làm hai sau cái chết của Madog ap Maredudd và con trai, Llywelyn ap Madog, vào năm 1160).
Không may mắn cho Llywelyn, cha ông qua đời một năm sau khi ranh ra ông. Dafydd ap Owain, nhà cai trị xứ Gwynedd, và là chú của Llywelyn, coi ông là mối đe dọa tiềm tàng cho vị trí của ông. Do đó, ông quyết định trục xuất cậu bé. Chi nên Llywelyn trưởng thành ở Powys, nơi ông được bảo hộ bởi các người họ hàng. Không có nhiều tư liệu về thời gian ông bị trục xuất. Tuy nhiên, ông trở lại Gwynedd vào năm 1194, và khẳng định tuyên bố là người cai trị hợp pháp của vương quốc.
?ÀNH LẠI NGAI VÀNG VÀ MỞ RỘNG LÃNH THỔ
Vào thời điểm này, Gwynedd bị chia thành hai phần. Dafydd cai trị khu vực phía Đông sông Conwy, trong khi một trong những người anh em khác của ông là Rhodri ap Owain, cai trị khu vực phía Tây sông. Với sự trợ giúp của người anh em họ, Gruffydd và Maredudd, Llywelyn đánh bại Dafydd tại Trận Aberconwy. Sau vài năm bị Llywelyn cầm tù, Dafydd bỏ đi tới Anh, nơi ông qua đời vào năm 1203.
Một năm sau Trận Aberconwy, Llywelyn bao vây lãnh thổ của người chú khác, Rhodri. Mặc dù Gwynedd được tái thống nhất nhưng Llywelyn vẫn chưa là người cai trị duy nhất do ông phải chia sẻ quyền lực với 2 người anh em đã giúp ông trong chiến dịch chống lại Dafydd. Gruffydd qua đời vào năm 1200, trong khi lãnh thổ của Maredudd bị chiếm đóng vào năm tiếp theo, khi ông bị buộc tội phản nghịch. Sau sự kiện này, Llywelyn trở thành người cai trị duy nhất xứ Gwynedd.
Kể từ lúc này, Llywelyn bắt đầu công cuộc bành trướng quyền cai trị của mình vượt qua biên giới của Gwynedd. Ví dụ như, vào năm 1200, Llywelyn chiếm đóng Lâu đài Mold, tọa lạc tại phía Đông vương quốc. Tòa lâu đài từng là một phần của xứ Gwynedd, được ông nội của Llywelyn là Owain chiếm đóng vào năm 1146. Tuy nhiên vào năm 1165, Vua nước Anh là Henry II xâm lược xứ Wales, và mặc dù chiến dịch của ông không thành công, nhưng Henry II vẫn chiếm được Lâu đài Mold từ người Wales. Tòa lâu đài vẫn do người Anh cai quản cho tới khi rơi vào tay Llywelyn vào năm 1200.

?ÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VỚI VUA JOHN VÀ NGƯỜI ANH
Sau khi tái chiếm Lâu đài Mold, Llywelyn đạt được danh hiệu “Vua của toàn miền Bắc xứ Wales”. Một năm sau, Llywelyn ký thỏa thuận với Vua John của nước Anh, là người xứ Wales đầu tiên thực hiện hành động này. Để đổi lại lòng trung thành của xứ Gwynedd, Vua nước Anh cho phép Llywelyn bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ và cho phép ông áp dụng Luật nước Anh lẫn Luật xứ Wales khi giải quyết tranh chấp đất đai.
Những năm sau đó, Llywelyn và John bảo toàn mối quan hệ thân tình. Ví dụ như, vào năm 1205, Llywelyn lấy Joan, con gái của John. Nhà cai trị xứ Wales tỏ lòng kính trọng với người cha vợ. Đổi lại, Llywelyn nhận được sự bảo hộ từ người Anh, điều này thật sự quan trọng vì nó đảm bảo được một việc là các Lãnh chúa Marcher (là quý tộc được Vua nước Anh chỉ định bảo vệ vùng biên giới giữa Anh và xứ Wales) không thể tấn công lãnh thổ của ông.
Năm 1208, một người cai trị khác, Gwenwynwyn ab Owain , Hoàng tử xứ Powys, gây mâu thuẫn với John. Kết quả là, Gwenwynwyn bị tước đoạt lãnh thổ, và bị Vua nước Anh cầm tù. Llywelyn tận dụng cơ hội mở rộng quyền kiểm soát lên toàn xứ Wales bằng cách bao vây phía Nam Powys và phía Bắc Ceredigion, những vùng từng thuộc về Gwenwynwyn. Năm tiếp theo, Llywelyn thân chinh Scotland, trong chiến dịch trợ giúp người Anh chống lại người Scotland.
?ÌNH THÂN ÁI CHUYỂN THÀNH CHIẾN TRANH
Tuy nhiên, mối thân tình giữa John và Llywelyn không kéo dài lâu. Năm 1210, Llywelyn xâm lược lãnh thổ của Bá tước xứ Chester, một trong những Lãnh chúa Marcher hùng mạnh nhất. Năm tiếp theo, John liên minh với vị bá tước, chuẩn bị xâm lược xứ Gwynedd. Nhiều người cho rằng John lo ngại Llywelyn trở nên quá hùng mạnh nên vị Vua nước Anh mới tiến hành răn đe ông.
Người Anh còn có được sự hỗ trợ bên trong xứ Wales. Khi Llywelyn tiến hành công cuộc mở rộng lãnh thổ, ông đã tạo ra nhiều kẻ thù. Nhiều người, giống như Gwenwynwyn, tới nương nhờ John vì họ thầy được cơ hội để trả thù, và lấy lại những gì đã mất.
Quân đội Anh tiến hành bao vây Llywelyn ở pháo đài tại Lâu đài Deganwy. Tuy nhiên, nhà cai trị người Wales rút lui về ngọn đồi, tổ chức chiến tranh du kích lên những kẻ xâm lược. Hơn nữa, mặc dù John chiếm được Lâu đài Deganwy, nhưng ông không cung cấp đủ quân lương. Kết quả là, giữa chết đói và rút lui, người Anh đã chọn vế sau.
Tuy nhiên, 3 tháng sau, người Anh quay trở lại xứ Wales. Lần này, John chuẩn bị mọi thứ tốt hơn, và đạt được thành công nhiều hơn. Hầu hết vùng Gwynedd tràn ngập quân đội Anh. Cuối cùng, Llywelyn bị ép buộc phải đầu hàng và trao trả Bốn Quận (Four Cantreds). Hơn nữa, ông còn phải trả một khoản phí bồi thường gồm 2 vạn gia súc và 40 con ngựa. Tuy nhiên, Llywelyn được phép duy trì quyền lực.
?RẢ THÙ VÀ ĐÌNH CHIẾN
Thất bại của Llywelyn không kéo dài lâu, và ông có cơ hội dành lại những gì đã mất vào tay người Anh. John ngày càng trở nên mất lòng những quý tộc xứ Wales, điều này giúp cho Llywelyn tiến hành một cuộc nổi dậy vào năm 1212. Cuộc nổi dậy nhận được lời chúc phúc tùy Giáo hoàng Innocent III, người đã giải phóng Llywelyn, và các nhân vật nổi dậy khác ở xứ Wales, khỏi lời thề trung thành với Vua nước Anh.
John có tham gia một vụ tranh chấp với Giáo hoàng từ năm 1205, và bị rút phép thông công từ năm 1209. Llywelyn còn xây dựng liên minh với kẻ thù của John, Philip II, Vua nước Pháp, để củng cố lực lượng chống lại người Anh. Kết quả của cuộc nổi dậy là Llywelyn tái chiếm lại các lãnh thổ bị mất vào tay John trước đây.
Một cơ hội khác cho Llywelyn củng cố quyền lực xảy ra vào năm 1215. Năm đó, các Nam tước dưới quyền John nổi dậy chống lại nhà vua, và Llywelyn chống lưng cho họ. Llywelyn tấn công các Lãnh chúa Marcher, và sát nhập thêm vào lãnh thổ. Trong số các khu vực chiếm giữ từ người Anh là Shrewsbury, Carmarthen, Cardigan và Montgomery.
Thành công về mặt quân sự của Llywelyn củng cố và mở rộng quyền cai trị về phía Nam của xứ Wales. Năm 1216, trong khi Llywelyn tiến hành chiến dịch chống lại người Anh, ông được các hoàng tử xứ Wales khác công nhận là lãnh chúa của họ tại một cuộc họp ở Aberdovey. Llywelyn giờ đây là nhà lãnh đạo chánh thức của xứ Wales, mặc dù ông không nhận danh hiệu “Hoàng tử xứ Wales”.
John qua đời vào năm 1216, và cuộc nổi dậy của các Nam tước (còn được gọi là Chiến Tranh Nam Tước lần thứ nhứt) kết thúc vào năm 1217. Năm 1218, Llywelyn, thay mặt các hoàng tử xứ Wales khác, tỏ lòng trung thành với Henry III, người kế vị của John, và xác nhận quyền lợi lãnh thổ của mình bằng Hiệp Định Worchester.
Mặc dù Llywelyn giờ đây đã trở thành người quyền lực nhất xứ Wales, điều đó không có nghĩa là ông sống bình yên. Thay vào đó, có vài vấn đề mà ông phải đối phó. Vấn đề nghiêm trọng nhất xảy ra vào năm 1223, khi Bá tước xứ Pembroke tấn công phía Tây xứ Wales từ hướng Ireland. Kết quả của cuộc xâm lược này là Llywelyn mất Carmarthen, Cardigan, và Montgomery.
Hơn nữa, quân đội xứ Wales, được dẫn dắt bởi con trai của Llywelyn là Gruffydd, bị ngài bá tước đánh bại. Cuộc xung đột chỉ chấm dứt khi ngài bá tước qua đời vào năm 1234. Llywelyn thành công trong việc xây dựng liên minh với vị bá tước mới. Cùng năm đó, một thỏa thuận đình chiến được ký kết với Henry. Kết quả là, Llywelyn có thể trải qua những ngày cuối đời trong hòa bình.
?ÁI CHẾT, THỪA KẾ VÀ DI SẢN
Câu hỏi tìm kiếm người thừa kế luôn lởn vởn trong đầu Llywelyn. Năm 1212, Llywelyn và Joan có một đứa con tria duy nhất, Dafydd. Năm 1220, Llywelyn cho phép Dafydd nhận chú của cậu bé, Vua nước Anh, Henry làm người thừa tự. Tuy nhiên, Llywelyn có một đứa con tria ngoài giá thú khác, Gruffydd, người cũng có quyền ngồi lên ngai vàng.
Llywelyn lưu ý rằng nếu ông tuân theo Luật xứ Wales để trả lời cho câu hỏi về người kế thừa, vương quốc sẽ bị chia rẽ bởi hai người con trai, điều đã xảy ra khi ông nội của ông qua đời. Do đó, Llywelyn đã tìm cách thay thế phong tục chia sẻ tài sản thừa kế của người xứ Wales bằng quyền con trưởng. Năm 1229, Henry thừa nhận Dafydd là người kế vị duy nhất của Llywelyn, sau khi loại trừ Gruffydd.
Joan qua đời vào năm 1237, và Llywelyn hứng chịu một cơn đột quỵ khủng khiếp sau đó. Kết quả cho sự suy nhược này là Dafydd chiếm quyền quản lý hành chánh. 3 năm sau, Llywelyn qua đời tại Tu viện Cistercian ở Aberconwy, và được chôn cất ở đó. Llywelyn được coi như là người sáng lập tu vien6nay2. Tuy nhiên, sau đó, bia đá của Llywelyn được dời tới Nhà thờ Thánh Grwst ở Llanrwst, và nằm đó cho tới ngày nay.
Không nghi ngờ gì khi nói rằng Llywelyn Vĩ Đại là một nhà cai trị có năng lực. Trên thực tế, ông là một trong hai người cai trị bản xứ có được danh dự nhận danh hiệu “Vĩ Đại”, người kia là Rhodri ap Merfyn, người cai trị xứ Wales ở thế kỷ 9. Tuy nhiên, sự vĩ đại của Llywelyn chỉ mang tính cá nhân. Nói cách khác, mặc dù Llywelyn đã thành công trong việc mở rộng quyền kiểm soát đối với hầu hết xứ Wales, nhưng ông đã không thành công trong việc thiết lập các thể chế đảm bảo sự toàn vẹn sau khi qua đời.
Tới cuối đời, Llywelyn vẫn cố gắng định hình một chính sách hiến pháp để đảm bảo rằng quyền kiểm soát của ông đối với xứ Wales sẽ được chuyển giao cho những người thừa kế. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy ông đã từng tìm cách áp đặt nhiều hơn một quy tắc ‘trên thực tế’ đối với các hoàng tử xứ Wales của mình. Dù sao đi nữa thì xứ Wales bị người Anh chinh phục vào năm 1283, 50 năm sau Llywelyn qua đời.