Liệu có phải vì bom nguyên tử mà Nhật Bản đầu hàng đồng minh ?

Liệu có phải vì bom nguyên tử mà Nhật Bản đầu hàng đồng minh ?

Hiện nay trên nhiều diễn đàn lịch sử xuất hiện rất nhiều Topic tranh cãi về việc liệu có phải vì bom nguyên tử mà Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh . Theo tôi để giải quyết câu hỏi này thì chúng ta không thể dựa theo quan điểm của người Mỹ hay người Nga mà phải dựa vào quan điểm của người Nhật .Vì thế tôi đã chuyển ngữ một Slide nghiên cứu của tiến sỹ Eisaku Miyoshi , giảng viên trường đại học Kyushu để hiểu rõ hơn về vấn đề này .Sau đây là nguyên văn :

Có phải vì bom nguyên tử mà Nhật Bản đầu hàng ?

· Bom nguyên tử đã giúp kết thúc chiến tranh ? (原爆投下が戦争を終わらせた ?)
Tổng thống hoa Kỳ Truman :” Không thể nói bom nguyên tử đã giúp chúng ta giành thằng lợi ,thế nhưng có điều chắc chắn rằng chính chúng đã giúp chúng ta kết thúc sớm cuộc chiến này “
Người đứng đầu lục quân Mỹ Henry Lewis Stimson :
“ Chỉ vừa mới ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ,3 ngày sau chúng ta lại ném tiếp một quả xuống Nagsaki .Điều này đã làm chiến tranh kết thúc .Chúng ta đã đạt được mục đích của mình .
· Những nguyên nhân khác khiến Nhật Bản đầu hàng
– Các cuộc không kích chiến lược của không quân Mỹ .
– Các cuộc tấn công và phong tỏa từ ngoài biển của Hải Quân Mỹ .
– Tuyên truyền chiến lược chống Nhật .
– Sự tham chiến của Liên Xô.
Để nghiên cứu các vấn đề này cần phải xem xét lại một cách chính xác bối cảnh lịch sử của Nhật Bản lúc đó .
1) Phe chủ chiến và phe chủ hòa :
+ Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 ,các vấn đề trọng dại của Nhật Bản chỉ được giải quyết bởi những người đứng đầu chính phủ . Lúc đó nội các được chia làm hai phái chính là phái chủ hòa và chủ chiến .Chủ trương của phái chủ hòa lúc đó là đằng nào Nhật Bản cũng sẽ thất bại ,vì thế thay vì rước thêm tổn thất cho chính quốc bằng những cuộc kháng cự vô ích thì tốt hơn nên đưa ra giải pháp để kết thúc sớm ,những người đứng đầu phe chủ hòa lúc đó bao gồm Mitsumasa Yonai (người đứng đầu Hải Quân ), Shigenori Tōgō (bộ trưởng bộ ngoại giao ) , Kantarō Suzuki (thủ tướng ) , Hisatsune Sakomizu (thư ký trưởng nội các ) . Chủ trương của phe chủ chiến là không chấp nhận thất bại và dốc toàn lực chiến đấu đến cùng , tiến hành kháng chiến gây tổn thất lớn cho quân Mỹ làm bàn đạp để ép buộc phía Mỹ phải nhượng bộ các điều kiện có lợi cho phía Nhật ,những người đứng đầu phe chủ chiến bao gồm Korechika Anami (người đứng đầu lục quân ) , Yoshijirō Umezu (tham mưu trưởng quân đội , Soemu Toyoda ( Tổng trưởng bộ quân lệnh )
+ Cho đến tháng 8 năm 1945 , quyền chỉ đạo vẫn nằm trong tay của phái chủ chiến .Để phe chủ chiến có thể buông xuôi tham vọng của mình nhằm kết thúc sớm cuộc chiến này thì phe chủ hòa phải tìm mọi cách để có thể kiềm chế phe chủ chiến nhằm giành lại quyền chỉ đạo về tay mình .Vì sau khi Mỹ ném bom nguyên tử thì chiến tranh kết thúc ,lúc này chúng ta phải làm sáng tỏ mối tương quan quyền lực giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa thay đổi ra sao sau khi thảm cảnh tại Hiroshima và Nagasaki xảy ra và cũng phải xem xét việc Mỹ ném bom nguyên tử đã ảnh hưởng thể nào đến quyết định của cả hai phe chủ chủ chiến và phe chủ hòa ?
2) Phái chủ hòa đã nghĩ rằng việc Mỹ ném bom nguyên tử là cơ hội để kết thúc chiến tranh
Sau khi nhận được một cuộc gọi từ một người bạn bàn về lời bài diễn văn của Truman được phát biểu tại San Francisco với nội dung :” Sau khi Mỹ hoàn tất việc chế tạo bom nguyên tử và đã ném quả đầu tiên xuống Hiroshima “Thư ký trưởng nội các Hisatsune Sakomizu đã buồn bã nói rằng “ Nếu những gì mà Truman phát biểu là sự thật thì chúng ta không thể tiếp tục chiến tranh được nữa rồi ,chúng ta không thể có cửa thắng nếu đối đầu với một nước sở hữu vũ khí hạt nhân .Tuy nhiên, đây lại là cơ hội tốt để kết thúc chiến tranh .Chúng ta nên chịu trách nhiệm cho vấn đề ,đây là một lời xin lỗi tuyệt vời cho những gì chúng ta đã gây ra “
Trung tướng lục quân Teiichi Suzuki cũng đã nói như sau khi ông đến thăm Hisatsune Sakomizu vào ngày 7/8 năm 1945 :” Mỹ đã thả bom nguyên tử rồi thì chúng ta tốt hơn nên kết thúc cuộc chiến này thôi ,khoa học kỹ thuật của Nhật Bản thua kém Mỹ Quốc rất nhiều . Không chỉ thế ,có thể quân đội ta còn thua kém cả quân đội Anh ,cho nên với tư cách là những quân nhân chúng ta không nên bàn nhiều đến việc này (ý nói là việc tiếp tục chiến tranh ) nữa .
Ngày 7/8 ,tại cuộc họp nội các ,ngoại trưởng Tōgō cũng đã phát biểu rằng :” Sau khi Mỹ ném bom nguyên tử ,phía quân đội cũng đã đưa ra lý do để kết thúc chiến tranh rồi .Vậy theo các ông liệu chúng ta có nên chấp thuận theo các điều kiện mà truyên bố Postam đưa ra ?”
3) Phe chủ chiến :”Bom nguyên tử chưa đủ khiến chúng ta sợ ”
Báo ra buổi sáng ngày 8/8 dựa theo bản tin từ đại bản doanh quân đội Nhật ngày 8/8 đã đăng một đoạn tin ngắn như sau :” Vào 15 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8 năm Chiêu Hòa thứ 20 ,tức ngày 6 tháng 8 ,thành phố Hiroshima đã phải hứng chịu cuộc oanh tạc từ vài chiếc B29 của địch .Lần này địch sử dụng một loại bom mới mà chúng ta chưa từng biết đến , sự tình vẫn đang trong quá trình điều tra “
Về quả bom ném xuống Nagasaki ,theo phát biểu của Bộ tư lệnh quân khu phía Tây lúc buổi chiều ngày 9 tháng 8 ,lúc 2 giờ 45 phút .Vào lúc 11 giờ sáng ngày 9 tháng 8 ,hai chiếc máy bay ném bom cỡ lớn đã xâm nhập vào vùng trờ thành phố Nagasaki và thả một loại bom kiểu mới chưa từng được biết đến .Sự tình vẫn đang trong quá trình điều tra thế nhưng theo phán đoán thì thiệt hại vẫn còn tương đối thấp “
Tại hội nghị bộ trưởng bộ thông tin ngày 7 tháng 8 ,phía Quân Bộ cho rằng thông tin phía Mỹ sử dụng bom nguyên tử là chưa chính xác ,nếu không điều tra kỹ càng thì không được phép công bố .Ngoài ra ,phía Quân Bộ còn phản đối việc cánh báo chí sử dụng từ “ Bom nguyên tử “ mà phải dùng từ “Loại bom mới chưa biết đến .Khi được ngoại trưởng Togo chất vấn về bài phát biểu của Truman ,phía Quân Bộ cho rằng :” Phía Mỹ có nói là chúng sử dụng cái gọi là bom nguyên tử ,thực ra là không phải như vậy ,đó chỉ là một loại bom thông thường có sức công phá ghê gớm mà thôi”.
Ngày 7/8 ,tại hội nghị nội các lâm thời ,phe chủ chiến phản đối đề án lấy ly do bom nguyên tử làm cớ kết thúc chiến tranh c .Phía lục quân còn chủ trương không được cho quốc dân biết kết quả của cuộc điều tra hiện trường tại Hiroshima và bài phát biểu của Truman .Sự phản đối gay gắt từ phía lục quân đã làm tiêu tùng để án kết thúc chiến tranh của ngoại trưởng Togo . Nhà vật lý nổi tiếng Yoshio Nishina sau một chuyến khảo sát hiện trường tại Hiroshima cũng phải đau đớn nói với Hisatsune Sakomizu rằng :” Không còn nghi ngờ gì nữa ,đúng là bom nguyên tử rồi .Với tư cách là một nhà khoa học mà không thể làm nên trò trống gì ,tôi thành thật xin lỗi quốc dân đồng bào “
Ngày 9/8 ,tại hội nghị bộ chỉ đạo tối cao ,phía Quân Bộ vẫn chưa hề hay biết về sức mạnh của bom nguyên tử .Họ vẫn cứng đầu phản đối việc đầu hàng vô điều kiện và tiếp tục chủ trương dốc toàn lực kháng chiến .Ngày 10/8 ,Bộ Tổng Sư Lục Quân vẫn mạnh mồm tuyên bố :” Chúng ta chẳng việc quái phải sợ bom nguyên tử cả ,chúng ta có quyết sách riêng của chúng ta “ .Theo chủ trương của phe chủ chiến thì thì dũ Mỹ có ném bom nguyên tử thì cũng quyết không dừng chiến tranh ,tiến hành kiểm duyệt báo chí ,không để cho toàn dân Nhật biết được chân tướng sự việc ,tuyệt đối không thay đổi quyết sách bản thổ quyết chiến .Theo như những gì chúng ta có thể thấy trên đây thì rõ ràng Nhật Bản đầu hàng không phải vì Mỹ ném bom nguyên tử rồi .
4)Kế hoạch bản thổ quyết chiến của phe chủ chiến
Kế hoạch bản thổ quyết chiến của Quân Bộ đương thời cho rằng dù có phải hy sinh cả người già cả neo đơn hay đốt cháy cả lãnh thổ nước Nhật cũng phải đảm bảo sự an toàn của Thiên Hoàng .Việc đầu tiên là phải đưa Thiên Hoàng sang Mãn Châu lánh nạn ,sau đó là nhờ cậy vào sự trợ giúp của Liên Xô (phía Quân bộ cho đến giờ vẫn tin vào hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã ký với Liên Xô năm 1939 ) .Cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô ,quân bộ sẽ xây dựng được lòng tin kháng chiến tất thắng đối với quốc dân ,tiến hành kháng chiến một cách triệt để cho đến người cuối cùng .Từ trên ta có thể thấy ,cho dù Mỹ có ném bom nguyên tử vào một cho đến mấy thành phố đi chăng nữa cũng sẽ không thể hủy diệt được ý chí kháng chiến của toàn dân nước Nhật .
5)Nguyên nhân trực tiếp của quyết định đầu hàng
Từ những gì chúng ta đưa ra ở trên vậy những điều kiện chính khiến Nhật phải đưa ra quyết định đầu hàng là gì .Vào ngày 15/8 ,thời điểm Nhật Bản chính thức chấp nhận các điều kiện của tuyên bố Postam .Vào thời điểm này ,phái chủ chiến đã hoàn từ bỏ quyết định bản thổ quyết chiến ,vậy điều gì khiến cho phe chủ hòa có thể giành lại được quyền chỉ đạo từ phái chủ chiến ?
+Quyết ý đầu hàng của thiên hoàng
+Thành công trong việc tuyên truyền chống nhật của phe đồng minh .
+Sự tham chiến của Liên Xô .
6) Việc Liên Xô tham chiến ảnh hưởng thế nào đến phái chủ hòa :
Liên Xô tham gia chống Nhật vào 0 giờ sáng ngày 9 tháng 8 năm 1945 ,thư ký trưởng nội các Hisatsune Sakomizu sau khi hay tin Liên Xô tuyên chiến đã phải thốt lên mấy lần rằng :” Không còn gnhi ngờ gì nữa ,điều đó đến thật rồi ,lúc đó tôi có cảm tưởng cả mặt đất đang sụp đổ dưới chân tôi ‘
Thủ tướng Kantarō Suzuki hồi tưởng thời khắc lúc biết tin Liên Xô tham chiến như sau :”Cuối cùng thì thời khắc cuối cùng của cuộc chiến đã đến ,chúng tôi im lặng nhìn nhau không nói câu gì ,tôi quay sang phía ngài Hisatsune Sakomizu khẽ nói :” Điều gì phải đến cuối cùng cũng sẽ đến thôi “” Lúc đó ,chính phủ đã ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô ,đến bây giờ xảy ra cơ sự như thế này ,thủ tướng Suzuki không còn cách nào khác phải tuân theo thánh chỉ của Thiên Hoàng thôi .
Đối với phái chủ hòa ,dù quả bom nguyên tử đã giết hàng trăm ngàn sinh mạng ,hủy diệt hai thành phố lớn nhưng nếu Nhật Bản vẫn giữ được thể chế tư bản chủ nghĩa thì đó không còn là vấn đề lớn nữa .Thế nhưng việc Liên Xô tham chiến lại là một chuyện khác ,một khi Liên Xô đổ bộ được lên chính quốc Nhật Bản ,vai trò của Thiên Hoàng sẽ tan biến ,nước Nhật sẽ không còn là một nước tư bản nữa mà sẽ trở thành một nước cộng sản .Để giữ vững quốc thể ,bằng mọi giá phải lật đổ phe chủ chiến ,dù phải qua mặt quân bộ đi chăng nữa cũng phải nhanh chóng đàm phán đồng thuận với tuyên bố Potsdam .
7) Việc Liên Xô tham chiến ảnh hưởng đến quyết định của phe chủ chiến như thế nào ?
Nguồn tư liệu đề cập đến việc Liên Xô tham chiến có ảnh hưởng thế nào đối với quyết định của phe chủ chiến cho đến giờ tôi vẫn chưa tìm thấy .Tại hội nghị ngày 7/8 , đề án kết thúc chiến tranh lấy lý do Mỹ ném bom nguyên tử của ngoại trưởng Togo vẫn chưa trở thành vấn đề bàn luận sôi nổi trong hội nghị này .Vào hai ngày sau ,ngày 9/8,tại hội nghị bộ chỉ huy chiến tranh tối cao ,cả hai bên đều đồng thuận đưa ra các điều kiện của mình để chấp thuận tuyên bố Potsdam .Đây là một bước tiến triển quan trọng trong việc kết thúc chiến tranh .Thời khắc quan trọng này được thông báo rộng rãi trước toàn quốc dân trước cả khi thông tin về vụ ném bom nguyên tử thứ hai đến tai người dân .
+Điểm lại các sự kiện diễn ra ngày 9/8 :
-Liên xô tham chiến diễn ra vào 0 giờ chiều (theo giờ balkal)
-Hội nghị bộ chỉ huy chiến tranh tối cao : 11 giờ sáng *(10h30 phút )
-Mỹ ném quả bom thứ 2 xuống Nagasaki : 11h 2 phút sáng
-Điều kiện của phe chủ hòa :Bảo hộ quốc thể ( Địa vị của thiên hoàng )
-Điều kiện của phe chủ chiến :Bảo hộ quốc thể , bảo toàn lãnh thổ , được tự mình giải quyết vấn đề giải trừ quân bị , xét xử tội phạm chiến tranh .
Trước khi hội nghị bộ chỉ huy tối cao bắt đầu ,phái chủ chiến cũng không còn chủ trương tiếp tục chiến tranh nữa và đưa ra 4 điều kiện của mình nhằm chấp nhận tuyên bố Potsdam .
Tại sao việc mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki lại gây ảnh hưởng mang tính quyết định đến phe chủ chiến và phe chủ hòa đến vậy ? Nhằm tiến hành kế hoạch bản thổ quyết chiến một cách triệt để thì việc liên kết với Liên Xô là một phương thức không thể không tính đến ,thế nhưng việc Liên Xô tham chiến đã làm tiêu tan hết kế hoạch của họ . Phe chủ chiến từng có quyền lực lớn đến mức có thể giải tán nội các của thủ tướng Suzuki để thành lập một nội các mới nhằm dễ dàng thực hiện kế hoạch của mình ,thế nhưng điều này cuối cùng đã không xảy ra .Việc này giúp cho phe chủ hòa dễ dàng hơn trong việc thúc đẩy kế hoạch chấm dứt chiến tranh .
8) Một số sự kiện diễn ra từ ngày 9 tháng 8 đến ngày 15 tháng 8 :
+ Ngày 9/8 Lúc này chỉ 1 trong các điều kiện đầu hàng được khả quyết (lúc này tin tức vệ vụ ném bom nguyên tử thứ 2 đã đến tai dân Nhật nhưng điều này chẳng ảnh hưởng gì đến vấn đề tranh luận ) ,hội nghị nội các lâm thời (diễn ra từ 14 rưỡi cho đến 17 giờ rưỡi , từ 18 giờ rưỡi đến 20 giờ )
+Thiên Hoàng chỉ trích phía quân bộ ,đồng ý lấy điều kiện 1 làm cơ sở để đàm phán với phe đồng minh . Phe chủ hòa đạt được mục đích của mình . Ngay sau đó , Nhật Bản tuyên bố chấp nhận tuyên bố Potsdam .
+Sau khi nhận tin Nhật Bản đồng ý chấp nhận tuyên bố Potsdam thông qua chính phủ Thụy Điển ,tổng thống Truman và tướng M. Barnes không chấp nhận các điều kiện đầu hàng của phía Nhật bản .Theo đó phía Mỹ yêu cầu phía Nhật phải chuyển giao quyền lực của Thiên hoàng cùng Chính Phủ Nhật Bản cho bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh .Chính thể của Nhật Bản sẽ do chính người dân Nhật Bản tự quyết định . Việc có chấp nhận ý kiến của tướng Barnes hay không lại khiến cả hai phe chủ hòa lẫn chủ chiến bị cuốn vào một cuộc tranh luận kịch liệt .
+ Vào ngày 14/8 ,hội nghị lại một lần nữa diễn ra ( từ 10 giờ 50 phút -12 giờ ) .Lúc này Thiên Hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện .
+ Ngày 15/8 : Nhật Bản cho phát sóng cuộc băng ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của Thiên Hoàng
Ngày 16/8 : Nội các của thủ tướng Suzuki tuyên bố đầu hàng
Nguồn :http://jsa-fukuoka.sakura.ne.jp/shiryo/miyoshi20190921.pdf

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *