Tôi nhận ra câu hỏi này khá là sáo rỗng. Nhưng tôi vẫn muốn biết quan điểm của mọi người về việc này như thế nào.
Có một người theo chủ nghĩa hư vô giả định trên một subreddit đã viết, “Chúng ta đơn giản chỉ là những bức vẽ của một đứa trẻ trên tấm bảng vẽ mực in, chúng ta sẽ sớm bị xóa đi một cách không dấu vết cho thấy rằng chúng ta đã từng tồn tại” Ngay cả Nietzsche cũng là người ủng hộ quan điểm này. Nhưng… làm thế nào mà ai đó có thể tin vào điều đó? Đó là một lăng kính hết sức vô dụng để trải nghiệm thân phận con người. Tôi thực sự không đồng ý với thế giới quan đó. Toàn bộ tâm lý của “Làm một công việc ổn định, có gia đình, tận hưởng niềm vui từ những việc đơn giản, trở thành người đóng góp, thanh toán các hóa đơn, biết ơn những gì cuộc sống hạn chế mà bạn có, vv” Hoàn toàn tầm thường. Người ta đành cam chịu ở thế thụ động. 100 tỷ người trong suốt lịch sử đã sống và chết, nhưng chỉ khoảng 1000 người sẽ được nhớ đến… điều đó chẳng phải khiến một số người phát điên, giống như một mảnh vụn trong tâm trí họ sao? Ý niệm rằng mọi thứ một người từng làm trong đời, những đam mê sâu kín nhất, những đóng góp, vv, sẽ đơn giản bị lãng quên là một viễn cảnh đáng sợ. Chúng ta chỉ có một cơ hội sống và sau đó chúng ta chết. Về mặt lý thuyết, nếu ai đó thực sự giỏi nhất trong lĩnh vực họ làm thì không ai có thể làm tốt hơn. Nhưng rất ít người trong chúng ta có thể là Issac Newton, Martin Luther King Jr, Michael Jordan, Steven Spielberg hay Abraham Lincoln.
Và những điều này làm tôi bận tâm. Vậy quan điểm triết học của bạn là gì?
Tôi không hiểu tại sao điều đó lại khiến bạn phiền muộn.
Ngày hôm nay bạn còn sống, hàng tỷ người không biết bạn hoặc thành tích của bạn.
Tương tự như vậy, có hàng tỷ người đã chết lâu rồi không biết về bạn.
Và trong tương lai, những người chưa được sinh ra sẽ không biết về bạn.
Tại sao điều thứ ba này lại là vấn đề nếu hai điều đầu tiên không phải là vậy?
Chúng ta không tồn tại trên quy mô vũ trụ.
Hầu hết chúng ta không tồn tại trên quy mô toàn cầu.
Chúng ta tồn tại trên quy mô địa phương.
Vì vậy, quy mô địa phương là thứ duy nhất thực sự quan trọng. Những người tồn tại trong phạm vi địa phương giống như bạn (về mặt vật lý và thời gian) biết bạn và thành tích của bạn.
Tại sao lại quan tâm đến bất cứ điều gì khác? Những người 100 năm sau này không khác gì với dân số của một ngôi làng Ethiopia xa xôi – những người hoàn toàn xa lạ và ý kiến của họ tôi không cần. Tôi không quan tâm rằng những ngôi sao không biết tôi. Tôi không quan tâm rằng vi khuẩn trong ruột tôi không biết tôi – cả hai đều tồn tại trên các quy mô khác nhau so với riêng của tôi, tôi khó có thể hiểu được sự tồn tại của chúng là như thế nào.
Quy mô duy nhất quan trọng là quy mô mà bạn đang sống trong đó – quy mô địa phương.
Nếu bạn không còn tồn tại nữa và không ai nhớ rằng bạn đã từng tồn tại… về cơ bản thì bạn đã không tồn tại, phải không?
Tôi ổn với việc chưa bao giờ tồn tại.
Đừng lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Đó là một sự lãng phí thời gian và tạo ra những lo âu không cần thiết. Hãy tận hưởng món quà của ý thức khi bạn còn có nó. Bạn không thể kiểm soát vũ trụ, vì vậy đừng lo lắng về nó. Hãy chấp nhận nó. Amor fati* và memento mori**.
Tất cả những gì tôi quan tâm là về việc làm. Liệu một cái tênnhân vật có giữ được thành tựu cho người đó qua một số thời đại trước khi con người tuyệt chủng hay không là một câu hỏi viển vông. Và nhân tiện, có vẻ như bạn đang cúi đầu quá nhiều trước những điều mà nền văn hóa cho là đáng nhớ.
Sự khiêm nhường là quan trọng, đúng vậy.
Bản thân nó không đáng nhớ, nhưng nếu ai đó khao khát sống một cuộc sống trọn vẹn nhất mà họ được ban tặng.
Có sự khác biệt trong hệ thống giá trị nhận thức nếu người ta so sánh một người như Steve Jobs với một cá nhân sống một cuộc đời không đam mê.
Ví dụ của bạn đúng ở một vài điểm, mọi người ghi nhận Jobs vì nhiều năm nghiên cứu và thành tựu do nhiều người khác làm nên. Ông ấy không phát minh ra điện thoại thông minh hay công nghệ cảm ứng, nhưng mọi người chỉ nhớ tên ông ấy khi nói về nguồn gốc của những công nghệ này. Kiểu bất công này, nhân danh sự phù phiếm của ai đó, là điều mà nền văn hóa thổi phồng tên tuổi và cá tính của bạn chắc chắn sẽ tạo ra.
Một nhà tu sĩ Phật giáo cố gắng sống một “cuộc sống vô thường” (điều đó rất khó cố thể đạt được) và, trong trường hợp của Buda, trớ trêu thay, đó lại là điều khiến tên tuổi của ông trở thành huyền thoại. Vì vậy, đúng, tất cả đều liên quan đến “hệ thống giá trị được cảm nhận”. Trong trường hợp của tôi, với tư cách là một giáo viên, tôi cố gắng chạm đến trái tim của bất kỳ học sinh nào mà tôi có thể. Tôi đã từ chối những công việc được đánh giá cao hơn, bởi vì tôi có nhiều việc quan trọng hơn phải làm hơn là tìm kiếm vinh quang.
Không. qua 12 tuổi – không ai quan tâm đến tôi khi tôi còn sống. Tất cả chúng ta cuối cùng sẽ bị lãng quên. Nếu tiến hóa và chọn lọc tự nhiên là chính xác thì một loài khác cuối cùng có thể hoàn toàn thay thế chúng ta. Bạn nhớ được tên bao nhiêu loài khỉ hoặc tinh tinh?
*Amor fati (Love of Fate): Tình yêu số phận là một triết lý sống mà một người tập trung năng lượng vào việc tạo ra. Họ có khả năng thay đổi thực tại mà không chịu ảnh hưởng bởi kết quả. Dù kết quả xảy ra như thế nào chăng nữa thì nó sẽ không tác động đến tâm trí của bạn. Ở đây bạn buông bỏ và thả lỏng cho mọi thứ đi theo số phận, nhưng chỉ sau khi bạn hoàn thành việc cần làm.
**Memento mori: Mang ý nghĩa “Hãy nhớ rằng, ngươi rồi sẽ chết”, là một lời nhắc nhở mang tính nghệ thuật hoặc biểu tượng về việc không thể tránh khỏi cái chết.