Liberia – cuộc chiến hoang dại của thế kỷ 21.Phần 2: Chiến tranh và bạo lực tiếp diễ…

Liberia – cuộc chiến hoang dại của thế kỷ 21. Phần 2: Chiến tranh và bạo lực tiếp diễ…

Liberia – cuộc chiến hoang dại của thế kỷ 21.

Phần 2: Chiến tranh và bạo lực tiếp diễn.
1/Chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo ở Liberia sau năm 1992.
Với chiến thắng trước Prince Johnson năm 1992, Charles Taylor trở thành nhân vật quyền lực nhất Liberia. Tuy nhiên, cũng vì các hành động tàn bạo khi chống lại Prince Johnson, mà Charles Taylor không được quốc tế công nhận. Vì vậy, đề xuất của Liên hợp quốc năm 1993 là cho Lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia đến Liberia giám sát tình hình đến khi tổ chức bầu cử. Và vẫn như trước, không nhiều nước hứng thú với nhiệm vụ ở quốc gia nghèo đói không có dầu mỏ như Liberia. Và vì vậy nhiệm vụ lần này chủ yếu vẫn do vài nghìn lính Nigeria cùng vài nước Tây Phi (trong một liên minh Tây Phi tên là ECOMOG) đảm nhận.
Lực lượng nhỏ bé này của ECOMOG không đủ để ”hù dọa” Charles Taylor. Do đó, năm 1993 Charles Taylor vẫn tổ chức các cuộc tấn công nhằm giành được quyền lực và được công nhận. Trong năm 1993, mặc dù hết sức tránh lực lượng ECOMOG, quân của Charles Taylor vẫn tấn công dân thường Liberia với mục đích không gì khác là: khủng bố gây nỗi sợ để được thừa nhận.
ECOMOG và Liên Hợp quốc nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ dân thường Liberia trong sự ngó lơ của các cường quốc: Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Âu,… Trong năm 1993, báo cáo 70.000 dân thường Liberia đã thiệt mạng, cùng 1,8 triệu người rơi vào thảm họa nhân đạo với nạn đói và bệnh tật tràn lan, trong khi cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Các tổ chức nhân đạo không thể tới Liberia do lo ngại an ninh, trong khi những nước ECOMOG đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, thì ngoại trừ Nigeria, các nước còn lại như Guinea, Niger, Gambia, Mali, Benin,… đều là các nước nghèo đói có khi còn hơn cả Liberia.
Đến năm 1994, Charles Taylor đã hết kiên nhẫn, tấn công cả lực lượng ECOMOG. Nhiều nhân viên ECOMOG bị bắt làm con tin, đe dọa nếu họ không rút đi sẽ thảm sát thêm nhiều dân thường Liberia. Không có lựa chọn, tháng 6 năm 1994, ECOMOG chấp nhật kết thúc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Liberia. Trước khi rút đi, ECOMOG cố gắng giàn xếp một thỏa thuận giữa Charles Taylor và các lãnh đạo đối lập khác. Thỏa thuận ngừng bắn được ký kết ở thành phố Akosombo của Benin, và đến cuối năm ký thêm hiệp định khác ở thủ đô Accra của Ghana. Các thỏa thuận là một hy vọng rất mong manh của cộng đồng quốc tế rằng Charles Taylor sẽ dừng các hành động khủng bố dân thường cho đến khi bầu cử diễn ra.
Những hy vọng đó đã được thắp sáng. Trong năm 1995, bạo lực giảm đi ở Liberia, và các tổ chức nhân đạo bắt đầu tiếp cận được Liberia. Tuy nhiên, với tài chính hạn hẹp, các chiến dịch cứu trợ không đủ để giúp toàn bộ người dân Liberia. Hơn 1 triệu người vẫn sống trong tình trạng ”khủng hoảng nhân đạo tồi tệ”, trong khi mối lo chiến tranh vẫn cận kề.
Đến cuối năm 1995, hy vọng hòa bình được mở ra với Liberia: 3 lãnh đạo gồm Charles Taylor, George Boley và Alhaji Kromah đồng ý chuẩn bị cho một cuộc bầu cử vào năm 1996, hứa hẹn mang lại hòa bình và ổn định cho Liberia. Và cũng tiết lộ luôn kết quả bầu cử của 3 ông: Charles Taylor 75%, Boley 1,26%, Kromah 4%.
2/ Vỡ mộng hòa bình – chiến tranh đẫm máu năm 1996.
Năm 1996 – lẽ ra phải trở thành năm bầu cử mang lại hòa bình, cuối cùng trở thành năm đẫm máu nhất của cuộc chiến Liberia.
Chiến sự năm 1996 tập trung chủ yếu ở thủ đô Monrovia, trở thành những tin tức nóng hổi thường xuyên cập nhật từng giờ trên báo chí quốc tế. Những hình ảnh phổ biến nhất về chiến tranh Liberia, có thể nói chủ yếu là lấy từ năm 1996 này.
Trong những ngày năm 1996, không nơi nào xứng đáng với danh từ ”địa ngục” hơn thủ đô Monrovia của Liberia. Dù chỉ là những hình ảnh, thước phim được chuyển qua tin tức của phóng viên, thì điều người ta nhìn thấy trên đó cũng đủ khủng khiếp. Tất cả những gì người ta bắt gặp có thể kể đến là: những đứa trẻ cầm AK chạy quanh đường phố; những con người mà thứ duy nhất họ có không phải là quần áo mà súng trường (tìm ”Tướng mông trần” để biết thêm) những chiến binh bắn súng không khác gì phim hài (ai muốn biết thì xem tư liệu của AP Archive); những xác người chết la liệt đường phố, không vì đạn thì cũng vì đói; những người dân tội nghiệp được sống nhưng với tay chân bị chặt đi; và một vài phóng viên may mắn, đã ghi được những hình ảnh ăn thịt người giữa thế kỷ 21, thậm chí phỏng vấn trực tiếp những kẻ ăn thịt đó – ”tướng mông trần” là một ví dụ.
Chỉ riêng năm 1996 đã cướp đi sinh mạng của 200.000 người Liberia – chiếm 1/3 số người chết trong toàn cuộc chiến. Toàn bộ các tổ chức quốc tế rút hết khỏi Monrovia, để lại một địa ngục cho người dân Liberia gánh chịu và phóng viên ghi lại.
Trong tận cùng của đau khổ, không ai ngờ được mọi chuyện lại được kết thúc bởi một phụ nữ. Cuối năm 1996, Ruth Perry, một phụ nữ được Mỹ và Nigeria ủng hộ đã đứng ra giàn xếp các phe phái kết thúc một năm 1996 đẫm máu của đất nước Liberia. Ruth Perry, được chọn làm Tổng thống tạm thời. Và, đây chính là Tổng thống nữ đầu tiên của toàn bộ châu Phi. Liberia vì thể trở thành nước châu Phi đầu tiên có một phụ nữ làm Tổng thống. Thành tích này sẽ rất tự hào để nói đến, nhưng là nếu không nhìn vào bối cảnh của đất nước Liberia lúc đó.
Theo thỏa thuận được giàn xếp bởi các nước tây Phi, Ruth Perry sẽ làm tổng thống đến tháng 8 năm 1997, khi một cuộc bầu cử sẽ được tổ chức, và lần này sẽ không bị lỡ hẹn.
3/ Bầu cử tổng thống năm 1997.
Tháng 7 năm 1997, người dân Liberia đi bầu tổng thống. Và như đã nói trước, đây là cuộc bầu cử kỳ lạ có một không hai trong lịch sử. Người dân Liberia đi bầu để chọn một tổng thống, với hy vọng duy nhất không phải là ông sẽ kéo nền kinh tế đi lên hay chăm lo cho người dân, mà là ông sẽ dừng giết chóc.
Với khẩu hiệu nổi tiếng ”Ông ấy giết mẹ tôi, ông ấy giết cha tôi, nhưng tôi bầu cho ông ấy”, người dân Liberia đã bỏ phiếu hầu hết cho Charles Taylor, hy vọng sau khi có được quyền lực, Charles Taylor sẽ ngừng việc khủng bố dân thường như trước đây. Kết quả cuộc bầu cử bất ngờ mà không bất ngờ: 75% phiếu dành cho Charles Taylor, nghĩa là không có ứng viên nào có hy vọng cạnh tranh với một người giành được hơn 3/4 số phiếu.
Với kết quả bầu cử như vậy, Charles Taylor trở thành tổng thống hợp pháp của Liberia, nghĩa là giờ đây cộng đồng quốc tế không thể làm gì ông được nữa.
4/ Kết thúc nội chiến và sau đó.
Cuộc nội chiến Liberia lần 1 kết thúc với việc Charles Taylor lên làm Tổng thống. Cuộc chiến cướp đi sinh mạng của gần 700.000 người Liberia, chiến hơn 1/5 dân số đất nước khoảng 3 triệu người. Hơn 1 triệu người mất nhà cửa, và 11% dân số sống sót bị mất tay do nạn chặt tay phổ biến trong nội chiến. Đất nước bị phá hủy hoàn toàn và Liberia trở thành nước nghèo đói bậc nhất địa cầu.
Nhưng cuộc chiến Liberia đã không dừng lại trong đất nước này. Với tham vọng của Charles Taylor, cuộc chiến đã mở rộng sang nước láng giềng Guinea và đặc biệt là Sierra Leone nổi tiếng nhiều kim cương, và trở thành cuộc ”Nội chiến Sierra Leone”, được biết tới rộng rãi qua… ”Blood Diamond” của Leonardo DiCaprio. Nội chiến Sierra Leone, nội chiến Liberia lần 2 và những sự kiện sau đó sẽ được kể tiếp ở phần sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *