Kết quả hình ảnh chụp não của học thuyết gắn bó (attachment theory) cho thấy, khi chúng ta trải qua một cuộc chia tay, một bộ phận của đại não phản ứng mạnh mẽ dẫn đến một cơn đau gần giống như bị gãy xương. Điều này cho thấy cách xử lý của bộ não đối với nỗi đau thể xác cũng giống như nỗi đau tâm lý do một mối quan hệ tan vỡ gây ra. Chúng ta sẽ rơi vào trạng thái sợ hãi, tuyệt vọng, không dám đối mặt với cuộc sống.
Khi bị người yêu coi như kẻ thù, họ sẽ cảm thấy đau đớn tột cùng, nhưng nếu lựa chọn chia tay, nỗi đau họ cần phải chịu đựng có thể còn dữ dội hơn. Lý trí của bạn cho bạn biết rằng đối phương không phù hợp với bạn, nên chia tay, nhưng tình cảm và cảm xúc của bạn sẽ không thể chấp nhận được điều đó.
Hệ thống gắn bó của bạn tạo ra những cảm xúc cực đại, khiến bạn không muốn một mình đối mặt với cuộc sống. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ giải thích dưới đây rằng việc kích hoạt hệ thống gắn bó sẽ khiến bạn đau đớn rất nhiều khi chia tay, muốn quay lại vòng tay ôm ấp của người yêu như thói quen.
Khi chúng ta chọn chia tay, hệ thống gắn bó của chúng ta được kích hoạt.
Vào lúc này, khi chúng ta hòa hợp, những kỉ niệm đẹp sẽ bị quét sạch, đại não của bạn sẽ ngập tràn từng mảnh ghép đẹp đẽ lúc hai người ở bên nhau, vì vậy, bạn sẽ quên đi một cách có chọn lọc những cảm xúc và trải nghiệm không vui, căng thẳng.
Sau khi chia tay, bạn chỉ nhớ rằng anh ấy đã an ủi bạn những khi bạn không vui, nhưng bạn quên mất rằng nỗi bất hạnh của bạn là do chính anh ta gây ra. Một khi hệ thống gắn bó được kích hoạt, sức mạnh của nó rất mạnh. Chính sức mạnh vô cùng mạnh mẽ này khiến chúng ta không cam lòng trước nỗi đau chia tay.
1. Sớm ngăn chặn hệ thống gắn bó.
Khi chúng ta quyết định chia tay, hoặc khi chúng ta cảm thấy phải rời xa đối phương, chúng ta phải sử dụng chiến lược ức chế này để ngăn chặn hoạt động của hệ thống gắn bó. Chúng ta phải luôn nhắc nhở bản thân về những khuyết điểm của người yêu, về cách người đối xử tệ với chúng ta như thế nào, để chúng ta càng có thêm quyết tâm chia tay.
2. Không ngừng nhắc nhở bản thân, giờ đây người yêu đã coi ta như kẻ thù.
Khi bạn không thể nhẫn tâm chia tay, muốn rời bỏ nhưng lại không dám, bạn nên tự hỏi lòng mình, rốt cuộc mình là bảo bối trong mắt người yêu, hay người đó đã sớm luôn coi bạn như kẻ thù. Nếu là kẻ thù, thì mối quan hệ của các bạn đã đến lúc phải tách rời.
3. Dành những ngày đầu tiên sau khi chia tay trong một môi trường ấm áp và thư giãn.
Do sự tồn tại của tình thế tiến thoái lưỡng nan sau khi tan vỡ, ý nghĩ muốn hòa giải hoặc quay lại rất mạnh mẽ. Vì vậy, chúng ta có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của tất cả các mối quan hệ xung quanh mình trong những ngày đầu chia tay. Cha mẹ, người thân và bạn bè có thể giúp bạn nhắc nhở bản thân rằng lựa chọn chia tay là lựa chọn đúng đắn.
4. Tìm kiếm cơ chế bù trừ tâm lý của hệ thống gắn bó.
Chúng ta cần tìm kiếm sự hỗ trợ của những người bạn thân thông qua một số hoạt động dễ chịu và tìm ra cơ chế bù đắp tâm lý của hệ thống gắn bó. Ví dụ, chúng ta có đi spa thư giãn; thông qua tập luyện thể thao, chúng ta có thể loại bỏ những cảm xúc tiêu cực; thông qua việc ăn thức ăn lành mạnh, chúng ta có thể có được cảm giác dễ chịu. Hệ thống gắn bó của bạn càng bình tĩnh, chia tay càng ít đau đớn.
5. Nếu bạn thực sự nhớ đối phương và muốn liên lạc với họ, đừng quá tự trách mình.
Nếu thực sự muốn tách rời, tốt nhất sau khi chia tay bạn không nên liên lạc với đói phương. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự nhớ đối phương, bạn không thể cầm lòng được mà liên lạc, đừng quá tự trách bản thân, đừng vứt bỏ chính mình. Bạn có quyền đối xử tốt với bản thân. Bạn càng đau đớn, bạn càng có khả năng nhớ lại những ký ức sai lầm trong quá khứ và cảm giác an toàn giả tạo. Bạn cần nhắc nhở bản thân rằng bạn không thực sự muốn đoàn tụ với đối phương, chỉ là hệ thống gắn bó của bạn được kích hoạt khiến bạn muốn liên lạc với người kia mà thôi.
6. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải chia tay và sống một cuộc sống đau khổ, bạn phải học cách lý trí, bởi vì đau đớn là cảm giác có thật.
Có thể sau khi chia tay, bạn bè sẽ khuyên bạn nên sớm phấn chấn lên, quên người yêu cũ càng sớm càng tốt, đừng tự thấy bản thân đáng thương mãi nữa. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng nỗi đau của bạn là có thật, và nỗi đau này không kém gì khi bị gãy xương. Bạn cần phải thừa nhận và chấp nhận nó chứ không phải phủ nhận và bác bỏ nó. Không có gì sai khi thừa nhận rằng bạn không thể chịu đựng được, bạn đau đớn. Hãy đối xử tốt với bản thân, nuông chiều bản thân một chút cũng không sao hết.
7. Khi lòng bạn bị ngập tràn bởi những kỉ niệm đẹp, hãy nhờ một người thứ ba nói cho bạn biết chân tướng.
Mỗi khi nghĩ lại những điều tươi đẹp trong lúc yêu, những tháng ngày còn có nhau, những khoảng thời gian tươi đẹp, hãy tự nhủ rằng đây chỉ là tác dụng của hệ thống gắn bó dẫn đến tinh thần bất ổn, nó khiến bạn không thể nhìn ra chân tướng. Hãy nhờ một bên thứ ba, chẳng hạn như người bạn thân của bạn, nói cho bạn biết sự thật. Ngay cả khi bạn nghĩ về người yêu cũ rằng người đó hoàn hảo thế nào, người thứ ba như một người ngoài cuộc sẽ giúp bạn nhớ về sự thật và chân tướng của mối quan hệ này.
8. Bắt buộc tắt đi hệ thống gắn bó, viết ra lý do tại sao bạn buộc phải chia tay.
Hãy nhớ rằng, sau khi chia tay, mục tiêu cuối cùng của bạn là xoa dịu hệ thống gắn bó. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên học được cách kiềm nén, buộc bản thân nhớ về những điều không vui và khiến bạn bị đả kích trong tình yêu. Tốt nhất là bạn nên viết ra những sự thật không thể thay đổi và lý do phải chia tay ra. Khi não của bạn nhớ lại những kỷ niệm đẹp đó và sự tốt đẹp của người kia, hãy viết lại một lần nữa những gì bạn đã viết về những lý do khiến bạn phải chia tay, để bạn có thể tự nhắc nhở mình và cưỡng chế hệ thống gắn bó.
9. Tự mình ám thị, không ngừng nhắc nhở bản thân, dù chia tay đau đớn thế nào thì mọi chuyện cũng sẽ qua.
Hãy tin rằng bất kể phương thức gắn bó nào, hầu hết mọi người đều có khả năng thoát ra khỏi cái bóng của sự chia tay và có được hạnh phúc. Hãy tin vào điều này, không ngừng cho bản thân những ám thị tâm lý, rồi cuối cùng, cuộc đời bạn sẽ thoát ra khỏi mối quan hệ tồi tệ đó.
Cuối cùng thì cuộc sống là một cuộc độc hành, không ai có thể giúp bạn tất cả, nhưng bạn phải mạnh mẽ lên. Tương lai luôn đáng để mong đợi, cố lên!