1. Nếu ai đó hẹn với bạn ngày mai đi chơi, đêm trước khi khởi hành người ấy hỏi bạn rằng: “Ngày mai vẫn đi chứ?”
Ý của anh ta là: “Xin cậu đấy, ngày mai chúng mình ở nhà đi, tớ thực sự không muốn làm gì nữa rồi”
2. Nói quá to hoặc quá nhỏ là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Những người thực sự tự tin nói chuyện thường rất ôn hòa.
Giọng nói quá nhỏ là một biểu hiện điển hình của sự thiếu tự tin.
Những người nói lớn thường rất vô lý, họ
muốn thể hiện bản thân bằng cách nói lớn. Đừng tranh cãi khi bạn gặp kiểu người này. Bạn càng tranh luận với họ, họ càng cảm thấy bản thân mình đúng. Giọng nói sẽ trở nên to hơn và mất lý trí, đó cũng là lý do tại sao giọng nói trở nên to hơn khi cãi nhau.
Những người thực sự tự tin sẽ không cần thuyết phục người khác tin mình, bởi vì họ biết họ đúng, bạn có tin hay không thì họ cũng mặc kệ. Đồng thời, vì giọng nói tương đối ôn hòa nên người khác cần phải im lặng và lắng nghe cẩn thận nếu muốn nghe rõ.
3. Khi bạn đến nhà hàng và xếp hàng chờ, nhân viên phục vụ nói với bạn thời gian chờ, thời gian chờ này thường không chính xác, bạn phải chuẩn bị tinh thần để chờ gấp đôi, thậm chí gấp ba lần thời gian đó. Nếu không thể chờ, hãy đổi chỗ khác.
4. Những người thường share hay đăng status lên trang cá nhân, chắc hẳn cuộc sống, xã hội hay là gia đình, thường không được như ý.
5. Nếu bạn gặp một cô gái và thấy rằng ánh mắt cô ấy luôn dao động khi cô ấy nhìn bạn, và cô ấy còn thường dùng tay vuốt tóc, thì trong lòng cô ấy đã thích bạn rồi. Nếu bạn cũng quan tâm đến cô ấy, tuyệt đối đừng bỏ lỡ.
6. Những người nói nhanh thường có mong muốn kiểm soát mạnh mẽ. Khi ai đó đưa ra ý kiến, họ sẽ đưa ra trăm ngàn lý do để bác bỏ ý kiến đó.
Những người như vậy thường rất thông minh và não bộ của họ phản ứng rất nhanh.
7. Bạn nhờ ai đó làm một việc, và khi họ nói với bạn rằng việc này thật sự rất khó, chứng tỏ rằng nó có thể làm được.
Điều đó có nghĩa là họ cần dành một khoảng thời gian và công sức nhất định, có thể thực hiện được hay không là phụ thuộc vào thành ý của bạn.
Số 1 xàm vãi :))) t hỏi suốt chỉ để chắc chắn nó có nhớ k & đảm bảo lịch trình thế thôi
Để nhìn người giỏi cần kinh nghiệm, trải đời và đau thương nên mới nghe qua là đoán định đc.Chứ ko có con đường tắt nào là lên mạng đọc đâu. Vì khi gặp ngoài đời các bạn cần phải dựa vào sắc thái, mqh, tình huống đủ kiểu nữa.
Nhiều bạn nói về cái số 1 quá nhỉ, nhưng nếu muốn xác nhận mọi người vẫn nhớ kèo và kèo vẫn diễn ra thì sẽ hỏi kiểu khác. Ví dụ: mai mấy giờ, hoặc mai thế nào? Còn câu: mai vẫn đi chứ? Thì hai từ Vẫn và Chứ đã thể hiện sắc thái ko muốn đi rồi. Còn phải xem sắc thái câu hỏi chứ ko chỉ nội dung đâu. Nếu b háo hức cho buổi ngày mai, thường b sẽ ko dùng câu hỏi này. Nếu sau câu đó thêm từ “Nhỉ” hay Nhể hay đại loại thế thì sắc thái cũng đã khác rồi. Còn ko thì đa phần là như lầu 1 nói đó
Số 1 thì mình vẫn hay hỏi :))) nhưng mục đích là xác định sẽ đi, k bùng kèo chứ nếu k đi thì mình bảo quách là k đi r
nhảm nhí . _. tâm lí học là một môn phức tạp mà lại giải thích kiểu hardcode như này thì chết. ví như câu này :- Những người thực sự tự tin sẽ không cần thuyết phục người khác tin mình, bởi vì họ biết họ đúng, bạn có tin hay không thì họ cũng mặc kệ.Nếu câu này áp dụng với một người lắm chuyện thì sao ??? Như tôi lúc nào mà bạn bè sai là tôi lại kiên nhẫn chứng minh nó sai cho bằng được? chả nhẽ tôi không tự tin? Không, là tôi rảnh