Làm thế nào để đặt câu hỏi tốt?

Đặt ra những câu hỏi tốt là kỹ năng thiết yếu. Việc đặt ra những câu hỏi đúng đắn là một công cụ vô cùng hữu ích để làm tốt việc cần làm hoặc đạt được đúng mục tiêu. Nhận được thông tin hữu ích từ đồng nghiệp, tìm đúng thứ mình cần, v.v.

Dù là kỹ năng cần thiết nhưng chúng ta không được dạy một cách bài bản cách vận dụng chúng như thế nào. Nhưng nó là một kỹ năng mà bất cứ ai cũng có thể học được.

___________________________________________________

Sẽ không có một công thức hoàn hảo để làm được việc đó và hầu hết cách đặt câu hỏi tốt sẽ tuỳ vào những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là một vài mẹo mà bạn có thể áp dụng vào nhiều trường hợp khác nhau để bạn có thể đặt câu hỏi tốt:

1 – Biết rõ mục đích của mình


Chúng ta thường hay bị phân tâm trong các cuộc đối thoại nhưng hãy cố đặt ra những câu hỏi với mục thu thập được sự thật hoặc ý kiến của người đang nói chuyện với bạn. Hãy né tránh những câu hỏi vu vơ để lắp thời gian thay vào đó hãy thực sự cố gắng để hiểu biết về họ và chọn lọc các câu hỏi phù hợp.

2 – Lắng nghe

Trong cuốn Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie khuyên chúng ta nên là một người biết lắng nghe và đặt ra những câu hỏi mà họ sẽ muốn trả lời. Sau 80 năm, lời khuyên ấy vẫn có giá trị. Thật hiển nhiên, chúng ta không thể đặt ra những câu hỏi phù hợp nếu không biết lắng nghe.

3 – Biết lúc để ngắt lời

Việc ngắt lời nhau khi đang đối thoại là chuyện bình thường nhưng quan trọng là chúng ta ngắt lời để phát biểu ý kiến cá nhân hay ngắt lời để đào cuộc đối thoại sâu hơn. Hãy nghĩ về những câu nói của bản thân, câu nói ấy kết thúc bằng dấu chấm câu hay dấu chấm hỏi? Đừng quá lo lắng về việc hỏi sai. Không hỏi đủ sẽ ảnh hưởng đến cuộc đối thoại nhiều hơn là việc đặt ra câu hỏi chưa phù hợp và súc tích. Ý này dẫn tới mẹo tiếp theo.

4 – Sử dụng từ ngữ phù hợp

Tránh những câu hỏi có ý kiến cá nhân. Hãy tránh đưa gợi ý, ý kiến của bản thân vào câu hỏi. Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi mang tính trung lập và tiết chế hy vọng họ sẽ đưa ra câu trả lời mà bạn muốn nhận được. Cách suy nghĩ này sẽ giúp tư duy chúng ta mở rộng hơn và tiếp thu được nhiều ý kiến mà ta chưa biết tới hoặc thậm chí chưa đủ thoải mái để tiếp nhận.

5 – Xây dựng hệ thống

Sau những câu hỏi tổng quan, bạn có thể tiếp tục bằng câu hỏi chi tiết hơn về vấn đề hiện tại và dựa trên những câu trả lời hãy nặn những câu hỏi tiếp theo.

___________________________________________________

Kim chỉ nam quan trọng nhất là hãy đặt nhiều câu hỏi. Tất nhiên giọng điệu, từ ngữ và cách bạn sắp xếp thứ tự câu hỏi sẽ ảnh hưởng đến giá trị của cuộc đối thoại. Nhưng việc tập luyện ấy sẽ giúp bạn hoàn thiện được kỹ năng đặt ra những câu hỏi đúng / phù hợp.

___________________________________________________

Dịch: Minh Duy – TVN — Thư Viện Ngành

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *