A: Stephen Tempest, thạc sĩ Lịch sử hiện đại, Đại học Oxford (1985)
Bởi vì văn bản tiếng Hy Lạp mà ta biết nói chính xác như vậy!
Dòng cuối đoạn văn nói như sau:
“ΟΠΩΣ ΓΝΩΡΙΜΟΝ ΗΙ ΔΙΟΤΙ ΟΙ ΕΝ ΑΙΓΥΠΤΩΙ ΕΥΞΟΥΣΙ ΚΑΙ ΤΙΜΩΣΙ ΤΟΝ ΘΕΟΝ ΕΠΙΦΑΝΗ ΕΥΧΑΡΙΣΤΟΝ ΒΑΣΙΛΕΑ ΚΑΘΑΠΕΡ ΝΟΜΙΜΟΝ ΕΣΤΙΝ […] ΤΕΡΟΥ ΛΙΘΟΥ ΤΟΙΣ ΤΕ ΙΕΡΟΙΣ ΚΑΙ ΕΓΧΩΡΙΟΙΣ ΚΑΙ ΕΛΛΗΝΙΚΟΙΣ ΓΡΑΜΜΑΣΙΝ ΚΑΙ ΣΤΗΣΑΙ ΕΝ ΕΚΑΣΤΩΙ ΤΩΝ ΤΕ ΠΡΩΤΩΝ ΚΑΙ ΔΕΥΤΕΡΩ […]”
‘Để biết được người dân Ai Cập đã tán dương và tôn vinh vị vua, hiện thân của thần thánh minh bạch và nhân từ* thế nào, theo phong tục [văn bản thiếu] từ đá rắn, bằng chữ viết thiêng liêng, chữ viết bản địa và chữ viết Hy Lạp, đặt mỗi văn bản lần lượt ở vị trí thứ nhất và thứ hai [văn bản thiếu].’
Đó là những chữ cái “thiêng liêng”, ἱεροῖς “hierois”; bản địa, chữ cái bản địa, ἐγχωρίοις “egkhoriois”; và chữ cái Hy Lạp, Ἑλληνικοῖς “Hellenikois”.
*vua Ptolemy V Epiphanes (tiếng Hy Lạp: Πτολεμαῖος Ἐπιφανής Εὐχάριστος, Ptolemaĩos Epiphanḗs Eucharistos)
Đoạn văn trước được khắc trên phiến đá là một danh sách những lời ca tụng và tôn vinh dành cho vị vua Ptolemy Epiphanes đệ ngũ mới đăng quang, và lời thề rằng ngài sẽ được thờ phụng như một vị thánh sống, giống những pharaoh tiền nhiệm tại các đền thờ Ai Cập.
Công cuộc giải mã phần chữ tượng hình kéo theo việc xem xét tên riêng trong văn bản Hy Lạp, như “Ptolemy” chẳng hạn, sau đó nhận diện những từ tương tự trong chữ tượng hình. Hiểu biết về ngôn ngữ Copt – khi đó còn rất mù mịt và chỉ được một số học giả biết đến – cũng là một trợ giúp to lớn.
Trước thế kỷ XIX, người ta tin rằng chữ chạm khắc Ai Cập là chữ viết tượng hình, biểu ý như chữ Hán; hay thậm chí không phải là một hệ thống chữ viết mà là một tập hợp các biểu tượng thần bí dùng cho phép thuật giáo sĩ. Phiến đá Rosetta đã chứng minh rằng chữ Ai Cập cổ, ít nhất là từ khoảng cuối thiên niên kỷ 1 TCN, hóa ra cũng là một hệ thống chữ tượng thanh. Nói ngắn gọn, bước đột pháp trong việc giải mã là khi các học giả nhận ra rằng dòng chữ dưới đây
chính là Πτολεμαῖος, “Ptolemaĩos”

