LÀM SAO NGƯỜI TA CÓ THỂ SỐNG VÀ ĐỐI DIỆN VỚI BẢN THÂN MÌNH NẾU HỌ ĐÃ LÀM RA NHỮNG CHUYỆN TÀY TRỜI VÀ CÓ HÀNH VI XẤU XA TRONG QUÁ KHỨ?

Có những người từng là những đứa trẻ hoặc vị thành niên hư hỏng (nóng nảy, hỗn hào, cư xử hư đốn) và thiếu tôn trọng cha mẹ, ví dụ như: mấy đứa trẻ vô lễ trong Supernanny và đám thiếu niên trong World’s Strictest Parents (tôi biết chương trình thực tế có kịch bản và ta không nên tin tưởng hoàn toàn vào chúng). Có những kẻ từng là kẻ bắt nạt ở trường. Có người giỏi thao túng để đạt được điều họ muốn và cả những kẻ mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Và rồi, có lũ đầu trâu mặt ngựa làm ra những thứ kinh tởm hơn nữa, phạm phải tội ác và bị tống vào tù. Bọn họ đều phải sống với tất cả những hành vi tồi tệ mà bọn họ đã gây ra, hiểu rõ rằng không bao giờ có thể rút lại được. Vâng, những lời xin lỗi cũng tốt thôi, nhưng không phải ai từng bị tổn thương cũng tha thứ cho bọn họ.
Tha thứ cho bản thân dẫn đến ấn tượng rằng những gì ta đã làm là chấp nhận được. Tử tế với chính mình mang lại cảm giác là bạn đang coi nhẹ sai lầm đó. Làm cách nào để ta có thể cân bằng giữa ý thức trách nhiệm và sự tự tha thứ?
Có những người sẽ nói rằng quá khứ không định hình con người bạn, nhưng thực tế là có. Bạn vẫn phải sống với những hậu quả hay tác động từ các hành động ấy nếu chúng nghiêm trọng, ví dụ như tiền án, gia đình quay lưng, hay bị nhà trường đuổi học. Có lẽ sẽ không có cơ hội thứ hai nào đâu. Tương lai của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều tồi tệ bạn đã làm. Làm cách nào bạn có thể thỏa hiệp với chính mình về những điều sai trái ấy?


Tha thứ cho bản thân không có nghĩa là nói những gì ta làm là chấp nhận được. Mà hiểu rằng ta chỉ là con người thôi, và con người mắc sai lầm, đôi khi là những sai lầm rất nghiêm trọng. Khi ta tha thứ cho bản thân, ta cũng đồng thời cho phép bản thân bước tiếp và sống cho hiện tại.


Với cả, nếu bạn không thể hoàn tác điều gì, thì đắm mình trong sự tự trách cũng chẳng giúp được ai.


Tui mới thấy câu này hôm nay nè.
Nếu bạn sống trong quá khứ, thì dân số ở đấy bằng 1. Không một ai có thể sống ở đó cùng với bạn. Tốt hơn hết là quay về đây cùng sống với chúng tôi trong hiện tại.


Đúng vậy, tuy nhiên đôi khi hệ quả của việc đó kéo dài rất lâu và không ngừng gợi nhắc về chuyện cũ, khiến cho người ta khó mà bỏ qua được.


Chuẩn. Tôi đang chữa trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) thông qua điều trị tham vấn.
Với một quá khứ đang giày vò chúng ta, điều quan trọng là dành thời gian cảm nhận chúng và học hỏi từ chúng. Ta cũng cần phải nhớ rằng quá khứ không phải hiện tại. Cảm nhận quá khứ trong cái khung an toàn của hiện tại là chìa khóa để vượt qua nó. Sự trốn tránh chỉ khiến chúng ta mắc kẹt. Việc mải mê đắm mình trong đó cũng khiến chúng ta kẹt lại bởi nó trốn tránh việc thay đổi. Bạn không thể sống cho hiện tại và viết một chương mới nếu bạn cứ quay đầu đọc đi đọc lại những chương cũ.


Có lẽ họ nên để những ký ức về chuyện họ đã làm trở thành động lực hòng thúc đẩy họ thành những người tốt đẹp hơn trong tương lai? Nếu bạn vẫn cảm thấy hổ thẹn, bạn có thể tận dụng những cảm xúc ấy để khiến mình trở nên tốt đẹp và sâu sắc hơn sau này. Tôi không nghĩ ta nhất thiết phải tha thứ cho chính mình, nhưng ta nhất định phải thấu hiểu bản thân mình là ai.


Đôi khi người ta chỉ ‘tỉnh giấc’ và nhận ra rằng họ cần thay đổi. Tui không phải đứa nhóc hư hỏng nhất trên đời, nhưng lẽ ra tui đã có thể là một người tốt hơn, làm ra những chuyện đúng đắn hơn, và tui biết thế. Thật tuyệt nếu bạn sinh ra với một tâm hồn tốt đẹp, điều đó thật đáng mừng. Nhưng một điều còn đáng khen hơn nữa là kể cả khi bạn không phải, thì bạn vẫn nhận thức được điều đó và nỗ lực thay đổi bản thân cho tốt hơn…


Bạn trưởng thành. Hiểu ra căn nguyên đằng sau hành vi đó. Và rồi bạn trở nên một người tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy việc này là cần thiết, bạn có thể đền bù bằng cách xin lỗi hoặc làm việc tốt.
Càng hiểu biết. Càng từ bi mà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *