Trong máy đọc sách của tôi có 432 quyển sách, bạn tôi nhìn thấy thì ngạc nhiên hỏi sao mà có thể đọc hết được? Tôi trả lời, thì đọc từng quyển thôi. Cậu ấy lại hỏi, nếu đọc không hết cậu có thấy khó chịu trong người không, tôi hỏi tại sao lại khó chịu? Đọc hết quyển này thì tới quyển khác thôi.
Cậu ấy có hơi không tin, hỏi tôi làm sao mà kiên nhẫn xem hết được? Tôi vẫn trả lời, thì đọc từng quyển là xong mà…
Ai ya, đây không phải chuyện cười đâu, chỉ là mạch suy nghĩ của hai chúng tôi không giống nhau.
Mãi cho tới sau này tôi mới ngẫm ra đạo lý từ chuyện này. Đối với mọi người thì cuộc sống là phải cổ vũ bản thân cố gắng, kiên trì, tìm động lực phấn đấu. Ví dụ họ tự vẽ ra phần thưởng tưởng tượng, sau đó thôi miên bản thân nếu kiên trì luyện tập sẽ có thân hình đẹp, chăm chỉ đọc sách sẽ có được kiến thức, cố gắng làm việc để thăng chức tăng lương.
Đối với tôi những điều này có hơi khó hiểu.
Phải biết rằng, năng lực con người có hạn, những thứ chúng ta để tâm đến cũng có hạn. Như trong binh Pháp Tôn Tử có nói: “Kích thuỷ chi tật, chí vu phiêu thạch giả” (nghĩa là lực nước lớn có thể chuyển dời đá). Những thứ ta muốn có được giống như đá vậy, bạn muốn nó nổi được trên mặt nước nên đã cố tăng tốc nhịp sống của mình, tâm tình cũng gấp gáp theo, tiết tấu rối loạn, cuối cùng vắt kiệt sức lực bản thân. Nếu như thành công sẽ tự nhủ rằng tất cả đều đáng giá, rồi lại tiếp tục hành trình cố gắng. Nếu như thất bại sẽ nghĩ rằng bản thân chưa đủ nỗ lực, tôi còn có thể nỗ lực hơn nữa.
Các bạn có thể quan sát xung quanh, người như vậy thì tâm tình sẽ có dao động rất lớn, càng là người hào hứng chừng nào thì khi tâm tình không ổn sẽ càng thấp chừng ấy, đây là sự biến động của cảm xúc.
Trước đây tôi cũng là kiểu như vậy, nhưng gần đây có thể là do tuổi càng cao hoặc do tập đấm bốc càng nhiều, dần dần cảm thấy kiểu suy nghĩ này rất khó hiểu.
Thay vì vậy chi bằng bình đạm mà sống, tâm bình khí tịnh, ngắm nhìn phòng cảnh trên đường đi mà không trông ngóng cho nhanh tới nơi, hưởng thụ quá trình chớ không mong kết quả, đừng vì muốn được lợi mới đi làm việc tốt.
Làm việc không vì danh tiếng thì danh tiếng tự đến, không vì lợi thì lợi ích tự theo, điều tốt không tranh giành mà tự tìm đến bạn.
Nói câu này hơi khó nghe tôi chút, chứ tôi không thích hễ động chút là đi tiêm nhiễm năng lượng tích cực cho người khác, thay vì nghĩ cách loại bỏ tiêu cực chi bằng đừng tự cổ vũ bản thân phải đạt được tinh thần tích cực nữa.
Cuộc sống này nếu đã có tích cực thì phải có tiêu cực, đó là quy tắc cân bằng. Tiêu cực không tồn tại, tích cực cũng chẳng còn giá trị. Người tiêu cực nhất là người luôn nói đến tích cực, luôn tìm cách triệt tiêu mọi tiêu cực, luôn ép bản thân và người khác phải tích cực. Tiêu cực không đáng sợ bằng tích cực độc hại đâu các thím. Cách tốt nhất để có năng lượng tốt, đó chính là nhận biết những vùng tích cực độc hại, học cách chấp nhận rằng tiêu cực luôn tồn tại quanh ta bằng cách này hay cách khác. Cuộc sống sẽ không bao giờ công bằng hoàn toàn. Mỗi người đều có những mặt tối riêng và đời ai cũng phải trải qua ít nhất đôi lần tổn thương tưởng chừng nát tâm can. Nên buồn thì cứ khóc, giận thì cứ gào, không đồng tình thì hãy phản ứng, không chấp nhận thì hãy đấu tranh để khi vui có thể sảng khoái cười, khi hạnh phúc có thể thoải mái rơi lệ.
Một bình nước bẩn, bạn đổ vào đấy một ly nước sạch thì bình nước chỉ tăng thêm một lượng nước bẩn. ngụ ý là, có cái nhìn chân thật, học cách chấp nhận và thay đổi tình trạng hiện tại. điều đó sẽ tốt hơn là đi tìm kiếm và tiêm nhiễm vào bản thân nguồn năng lượng bên ngoài, đôi khi tích cực chưa phải là điều tốt.
Cũng có 1 giai đoạn thời gian mình tự gạt bỏ hết những gì bản thân cho là toxic là độc lại đối với tinh thần của bản thân. Dừng những mối quan hệ bạn bè độc hại, không muốn liên lạc với gia đình. Luôn xem những tin tức tốt. Xóa đi rất nhiều người ẩn đi rất nhiều nội dung trên fb. Lúc đó bản thân đã tự nghĩ cuối cùng cuộc sống đã tốt đẹp rồi nhưng bản thân sau này mới thấy được. Lúc đó bản thân mình ko biết đã tệ đi biết bao nhiêu rồi. Chỉ có 1 mình mình ở đó.