Làm sao để những người có niềm tin tín ngưỡng mù quáng trở lại bình thường?

Mẹ tôi tin Phật nhiều năm. Ban đầu chỉ là có dịp rảnh rỗi sẽ đi chùa thắp hương bái Phật, sau này thì ăn chay trường.
Tuy cả nhà sợ mẹ ăn chay ăn không quen bị yếu người nhưng cũng tôn trọng mẹ.
Sau đó thì mẹ bắt đầu đi chùa nghe giảng kinh, còn bảo tôi đi cùng, gặp họ hàng thì ra sức truyền đạo, thuyết phục mọi người cùng theo Phật.
Mới đây mẹ còn đòi ly hôn, bảo là muốn tự do, xong mẹ còn lấy hết tiền trong nhà đi cúng dường cho chùa, miếu.
Ba tôi cũng nản chí, trước đó không muốn đi làm, tôi phải nghỉ việc về trông mẹ, không cho mẹ đi chùa nghe giảng nữa, ba tôi mới có tinh thần đi làm tiếp.
Hai em nhỏ sắp bước vào năm học mới mà trong nhà lộn xộn như vậy, hai đứa cũng không biết làm sao.
Tôi cũng không biết mình có đang làm đúng không, mỗi ngày đều trôi qua trong vô vọng, tôi nên làm gì bây giờ?
Đáp:
Tôi từng nói chuyện với 1 vị phương trượng, tôi hỏi thầy, thầy sợ nhất là gặp khách hành hương như thế nào?
Lúc đó phương trượng nói với tôi, thầy sợ nhất là khách hành hương giống như mẹ bạn.
Mẹ bạn đã hoàn toàn rơi vào cái bẫy lí luận của chính mình, cho dù bây giờ chính vị hòa thượng đã giảng kinh đó đứng ra khuyên nhủ, mẹ bạn chưa chắc đã thoát ra được.
Nguyên văn lời của phương trượng lúc đấy là: “Những trường hợp như vậy cần được chữa trị từ trong tâm hồn, thậm chí, cần phải có can thiệp trị liệu tâm lý”
Còn nếu như bạn muốn dùng phương pháp mạnh hơn thì có thể khiếu nại lên Hội Phật Giáo, chùa sẽ bị phạt hoặc có biện pháp chế tài khác. Lúc đó mẹ bạn muốn đến chùa nghe giảng sẽ khó khăn hơn.
Tôi nghĩ không phải chùa nào cũng tổ chức giảng kinh, nên nếu có thể, bạn thử đến chùa, miếu kể lại tình hình và nhờ các sư thầy hỗ trợ và tư vấn thêm, hoặc là giảm tần suất giảng kinh, hoặc là không cho mẹ bạn vào hành hương…
Buổi nói chuyện với phương trượng hôm đó thầy còn kể thêm một vài chuyện phiền lòng với tôi.
Thầy bảo: “Gần đây khách hành hương thường xuyên phóng sinh vào hồ nước trong chùa, nhưng đó là ao tù nước đọng, thả cá vào đấy chúng có sống được đâu! Như vậy khác gì đang tạo nghiệt thêm đâu!”
Còn chuyện thứ 2 thì liên quan đến cúng dường.
Miếu cổ phương trượng ở có một cái hồ nhỏ, lúc nào cũng có khách hành hương đến ném tiền xu vào trong hồ.
Lúc đó tôi còn thắc mắc, vậy cũng tính là quyên tiền cho miếu mà, có gì không tốt đâu?
Phương trượng bèn nói:
“Thí chủ không thấy lợi bất cập hại sao? Để lấy được những đồng tiền xu đó, các sư trong chùa phải rút nước, xúc lên, rửa sạch, sau đó mang đến ngân hàng đổi, có khi tốn cả ngày. Tiền thu về còn không đủ trả tiền tăng ca cho các sư thầy nữa đấy”
“Còn nếu không vớt tiền xu mà cứ để trong hồ trong thời gian dài sẽ làm nước bị đục và có thể gây ô nhiễm đất đai do rỉ sét; Chưa kể, một khi tiền xu bị hư hại quá nhiều và liên tục trong thời gian dài, chùa miếu còn bị nghi là đang vi phạm pháp luật”
Phương trượng cũng rất bất lực, ông đã nhiều lần nói với khách hành hương rằng: “Đài phun nước cầu nguyện ở Ý, tên Trevi, không phải ném đồng xu ở ao hồ nào cũng đạt thành tâm nguyện được đâu”
Nhưng cũng chẳng mấy ai nghe…
Cho nên, mong các bạn hãy suy xét đến nhiều khía cạnh trước khi làm một việc gì đó.
Nhiều khi cái tâm mình tốt, nhưng hành động làm ra vô tình gây hại cho người khác, như vậy cũng không nên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *