LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC LIỆU ANH ẤY CÓ BẠO LỰC GIA ĐÌNH KHÔNG?

Sự tình là thế này, anh đồng nghiệp của bạn trai của con bạn thân tôi là người Sơn Đông, gặp nhau 2 lần xong quen luôn, ngày hôm sau hỏi anh ấy thích kiểu con gái thế nào, anh ấy kể ra một loạt tính cách rồi sau đấy nói đối xử với người nhà không tốt sẽ đánh, anh ấy có học võ. Tôi nghĩ cũng hơi sợ sợ, kể với mẹ thì mẹ tôi cũng thấy anh ấy không biết cách nói chuyện, không phù hợp.

– – – – – – – – – – – –

[+20,825]

Chỉ bạn một chiêu.

Trò chuyện với anh ấy, giữa chừng thì nhắc đến bạo lực gia đình, nhân tiện hỏi là anh có bạo lực gia đình không?

Trả lời: Anh không bạo lực gia đình gì đâu. ✓

Trả lời: Người bạo lực gia đình đều bất bình thường, anh không làm được việc như thế. ✓

Trả lời: Anh không bạo lực gia đình, em thấy anh tốt với em không?

Kiểu đó là có vấn đề rồi, không bạo lực gia đình vs tốt với em không hề dính dáng gì đến nhau, trải qua những gì mới làm anh ấy cảm thấy không bạo lực gia đình nghĩa là tốt với bạn?

Trả lời: Còn phải xem em có trêu chọc gì anh không.

Gặp phải loại người này bê đuýt chạy càng xa càng tốt.

Trả lời: Không chạm đến điểm mấu chốt của anh thì anh sẽ không làm vậy.

Chạy ngay đi, “điểm mấu chốt” là do anh ấy quy định, có người điểm mấu chốt là cắm sừng, có người điểm mấu chốt là có tóc nào đó rơi dưới mặt sàn.

Cô gái à, tự nhìn xem anh ấy là kiểu người nào đi.

Nhìn kỹ lại, anh người yêu bạn vừa quen qua bạn thân thuộc kiểu “người sói” tự bùng nổ rồi.

Chạy nhanh đi, còn chờ gì nữa? Chờ đi bệnh viện hả?

– – – – – – – – – – – –

[+10,433]

Nói thế này, thớt nên kiếm anh nào mà cực kỳ tự tin ấy, kiểu đàn ông như vậy không thể bạo lực gia đình được.

Không phải là cái kiểu tự tin ở bề ngoài, không phải là tự tin vì bản thân có điều kiện kinh thế, vì có chỗ dựa, mà là sự tự tin xuất phát từ nội tâm, ví dụ bạn bè mà lôi khuyết điểm trên người anh ấy ra đùa, anh ấy chỉ há miệng cười lớn, hoàn toàn không để trong lòng. Cha mẹ hay lãnh đạo mắng anh ấy dăm câu, anh ấy nghe vào tai trái lọt ra tai phải, cùng lắm bực tức nửa tiếng, hết rồi thì thôi cho qua luôn. Có thể kể bất cứ chuyện cười gì, có thể nói bất cứ điều gì, không phải loại “trái tim thủy tinh”, sẽ không giãy nãy chỗ này khó chịu chỗ kia. Kiểu đàn ông ấy, có người sẽ có tiền đồ, có người thật sự chỉ là người bình thường, phải kiếm tiền cực nhọc, nhưng sự tự tin của bọn họ kiên cố không thể phá vỡ. Bọn họ nghĩ rằng không cần thông qua bạo lực để chứng minh mình xuất sắc, trong tâm anh ấy không hề có cái “sợi dây (bạo lực)” đó. Dù cho bạn đánh anh ấy, anh ấy cũng sẽ không đánh lại, anh ấy chỉ thấy bạn đang đùa với anh ấy thôi.

Còn loại ngược thì thôi, xin kiếu gấp. Bạn không biết được anh ấy lấy đâu ra tự ái nhiều như vậy, không nhắc đến chuyện này cũng không thể nhắc, chọc hai câu anh ấy đã đỏ mặt tía tai, trêu cũng không trêu nổi, lòng tự ái còn dễ vỡ hơn cả thủy tinh, bất kỳ chuyện vặt vãnh nào ngoài đời đều làm anh ấy hoài nghi bản thân. Người như thế đặc biệt thích dùng bạo lực để bảo vệ cái gọi là tự tôn bản thân, dĩ nhiên cách tốt nhất để trút bạo lực là người phụ nữ hay đứa con của mình – những người không tài nào đánh lại anh ấy. Người như thế dù không bạo lực gia đình thì cũng sẽ quậy tung cuộc sống, tâm tình thay đổi thất thường, hiếm khi ra dáng đàn ông mà rất nhiều lúc trẻ con.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *