Lạm bàn về căng thẳng Ukraina-Nga, giá dầu, FED, và tác động đến thị trường chứng khoán theo góc nhìn cá nhân. Em sẽ xuất phát từ giá dầu cho anh chị em dễ theo dõi.
1. Vì sao giá dầu tăng và sẽ tiếp tục tăng.
Lý do ở đây là do OPEC không tiếp tục bơm dầu, bởi nếu bơm dầu lên OPEC sẽ thiệt hại nặng nề bởi:
Thứ nhất, Nga là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ hàng đầu thế giới với chi phí khai thác thấp trên thế giới. Nếu OPEC bơm dầu lên thì Nga sẽ sẵn sàng cuộc chơi phá giá dầu như giai đoạn 2015.
Thứ hai, đối tác lớn nhất về dầu mỏ của OPEC là Trung Quốc đã bắt tay với Nga và OPEC mất thị trường, vậy thì càng ko dám bơm lên vì ko biết bán cho ai.
Thứ ba, OPEC liên thủ với Mỹ để cung dầu cho những thị trường còn lại triệt hạ Nga, cái này là không thể, bởi IRAN quốc gia có trữ lượng dâu mỏ siêu lớn có thể thay đổi toàn bộ cuộc chơi dầu mỏ đang đứng về phía Nga, mặc cho Mỹ có động thái nhượng bộ và hối thúc tại hội nghị đàm phán hạt nhân VIENNA.
Như vậy, dầu sẽ vẫn neo cao đến khi Nga thoả mãn mục tiêu của mình (mục tiêu phá bỏ petrodollar).
2. Căng thẳng Nga-Ukraina có dẫn đến chiến tranh?
Em cho rằng không. Bởi:
Lý do gây nên căng thẳng giữa Nga và Ukraina ở đây e cho rằng bắt nguồn từ Ukraina, khi người anh cả Nga không còn chạy dầu qua đất nước này nữa mà sử dụng đường ống Phương Bắc 2 băng qua biển để bơm dầu qua châu Âu. Như vậy Ukraina thiệt hại về kinh tế rất lớn.
Và để đáp trả cho hành động này thì Ukraina liên hệ với Mỹ để gia nhập NATO.
Nếu Ukraina gia nhập NATO thì nghiễm nhiên Mỹ có thể đặt tên lửa và căn cứ quân sự ngay cạnh Nga. Đây là điều Nga không muốn và cũng là lý do Nga điều binh đến biên giới. Và Nga chỉ hành động nếu Ukraina gia nhập NATO.
Trong quá trình đàm phán, Nga rất nhiều lần khẳng định lập trường của mình về quan điểm trên.
Bên cạnh đó nếu Nga chiến tranh lúc này thì chưa hợp lý lắm, bởi người hàng xóm Trung Quốc đang lo việc nhà với OLYMPIC Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc xong món này thì liên thủ với Nga, một thằng oánh Ukraina một thằng oánh Đài Loan khiến cho Mỹ bị phân tâm thì sẽ hay hơn và ít tốn chi phí hơn.
Ngược lại đối với Mỹ, Mỹ vẫn bỏ ngỏ câu chuyện Ukraina tham gia NATO, và khẳng định chỉ hành động khi Nga xâm lược Ukraina. Một mặt Mỹ có cớ để oánh nhau, mặt khác Mỹ mượn cái căng thẳng leo thang để tiêu thụ vũ khí làm giàu cho mình.
Như vậy sẽ không bên nào có động thái trước và tình hình này sẽ còn duy trì cho đến khi nào Ukraina muốn hoặc đến khi kết thúc thế vận hội mùa Đông nếu Nga thích chiến.
3. FED có tăng lãi suất???
Điều này là có, cái này ace đều biết ạ tuy nhiên FED cũng đang rất rén tay với hành động của mình, do lạm phát tăng cao bởi dầu cũng là nguyên nhân chủ chốt. Mà dầu bây giờ không còn do Mỹ và bản vị petrodollar điều phối được nữa. Nếu tăng lãi suất mà không kéo được lạm phát xuống, gây thiếu hụt cả phương tiện thanh toán có khi còn dẫn đến suy thoái.
Bên cạnh đó việc tăng lãi suất càng dễ dẫn đến sụp đổ bản vị petrodollar nhanh chóng hơn nếu như các nước khác sử dụng đồng tiền của Nga để thanh toán. (mục đích của Nga cũng là loại bỏ petrodollar). Do đó việc FED tăng lãi suất là có, còn tăng nhiều thì khó.
4. Thị trường chứng khoán sẽ thế nào?
Theo góc nhìn của e thì vẫn tăng tốt. Do căng thẳng vẫn chưa dẫn đến cực đoan. Thị trường bên ta cũng chưa gặp phải biến động chính trị nào khó lường. (Chỉ trừ trường hợp Trung Quốc ngứa tay gây hấn với biển Đông). Trong 1-2 phiên tới có thể có cú sụt giảm để phản ánh tâm lý NDT với tin tức vĩ mô hai ngày cuối tuần, sau đó sẽ hồi phục bình thường. Dĩ nhiên năm 2022 này dòng tiền sẽ không còn đột biến như năm 2021 và để thị trường tăng điểm tiếp sẽ cần sự phân hoá, và thu hút dòng tiền tại các nhóm cổ phiếu cơ bản có nền tảng tốt, kết quả kinh doanh vượt trội và nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn gồng gánh thị trường.
Trên đây là một số góc nhìn cá nhân của e, ace có thể tham khảo và góp ý bổ sung thêm.