1. Bạn được gì ???
Hiểu đơn giản thì Quỹ đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư làm 6 việc chính mà những nhà đầu tư không có kinh nghiệm khó làm được như sau:
- Xây dựng chiến lược đầu tư :Tức là chúng ta sẽ tập trung chiến lược của mình đầu tư vào mảng nào, ngành nào, cách thức phân bổ đầu tư ra sao…
- Lên Menu đầu tư: Đó là việc quỹ sẽ lựa chọn một rổ các cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, để đầu tư.
- Lựa chọn thời điểm mua tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng) tùy từng.
- Xác định thời điểm chốt lời và cắt lỗ cho nhà đầu tư.
- Phân tán rủi ro đầu tư cho nhà đầu tư khi xây dựng menu nhiều tài sản
- Nhà đầu tư nhỏ dễ dàng đầu tư nhiều cổ phiếu mà có ít tiền. Đơn cử là 10 ngàn đồng cũng có thể mua một phần của hàng chục cổ phiếu rồi.
Với 6 công việc này họ làm chỉ với 2 mục đích căn bản đó là bảo vệ tiền của bạn tránh mất mát tối thiểu và kiếm lời cho bạn tốt hơn tiết kiệm Ngân hàng.
Thực tế thì ở Việt Nam các quỹ về trái phiếu đang làm tốt vai trò này: Hiện tại đang ở mức 8%- 10%/năm
Với quỹ cổ phiếu thì sao: Quỹ cổ phiếu thì lên xuống theo thị trường nên mức bình quân cũng khá hơn quỹ trái phiếu ở mức từ 10% -12%/năm. Tùy quỹ đầu tư.
2. Bạn mất gì ???
Như vậy thì với 6 công việc chính này thì nhà đầu tư phải trả chi phí gì.
Bạn biết đấy, quỹ đầu tư sẽ do công ty Quản lý quỹ vận hành. Và để vận hành được thì họ phải thuê chuyên gia, thuê ngân hàng giám sát tiền, thuê kiểm toán, thuê đại lý bán quỹ… nên bắt buộc họ phải có chi phí hoạt động.
Và khoản tiền mà bạn trả cho họ để duy trì làm 6 công việc trên cho bạn chính là Phí Quản Lý Quỹ. Đây là khoản phí lớn nhất khi tham gia đầu tư quỹ. Thông thường từ 1-2.5% trong 1-2 năm đầu. Cái phí này tùy quỹ quy định.
Ngoài ra hãy nhớ rằng khi tham gia đầu tư thì bạn phải chịu một khoản thuế thu nhập cá nhân 0.1% nữa nhé.
3. Rủi ro tham gia quỹ đầu tư là gì ?
Có 2 rủi ro chính mà bạn cần phải nhớ:
- Nếu quỹ phá sản thì sao: Bạn sẽ mất một phần hoặc toàn bộ tiền đầu tư của mình khi quỹ phá sản. Vậy lúc nào thì quỹ phá sản, Quỹ sẽ phá sản khi phí quản lý quỹ không đủ bù đắp các chi phí mà công ty quản lý quỹ phải chi ra. Thứ nhất,nếu quỹ đầu tư không hiệu quả, giá trị tài sản dòng (NAV) giảm. Thứ 2, nếu càng ít nhà đầu tư tham gia thì quỹ cơ phá sản là cao. Bạn hình dung giống mình sở hữu cổ phiếu nhé. Khi quỹ phá sản thì mình chỉ nhận được phần tiền còn lại sau khi Quỹ chi trả toàn bộ các khoản nợ liên quan.
- Nếu bạn cần tiền thì có khó không : Có thể trong cuộc sống bạn xác định đầu tư dài hạn nhưng không ngờ có một lý do nào đó bạn cần có tiền, bạn phải bán ngay. Vậy thì công ty quản lý quỹ có mua lại cho bạn được ngay không và mua tại thời gian nào? Nếu bạn không bán được thì bạn không có tiền để sử dụng. Đó chính là rủi ro thanh khoản hay còn gọi rủi ro chuyển đổi quỹ thành tiền mặt. Vì vậy mà bạn hãy lưu ý chọn công ty quản lý quỹ có quy mô tài sản dòng lớn, giao dịch thường xuyên hàng ngày được sẽ tốt hơn cho bạn.
4. Cách thức kiếm tiền với Quỹ đầu tư là như nào?
Với các bạn nhà đầu tư mới thì cứ đi theo một lộ trình như sau:
B1. Hiểu căn bản về lý thuyết về quỹ đầu tư – Đọc sách hoặc vào Youtube nghe – Rất rất nhiều. Thời gian từ 10 ngày đến 1 tháng tùy năng khiếu và sự hiểu biết từng người.
B2. Đầu tư trải nghiệm một quỹ tiện nhất để thấm lý thuyết mình học :
Cái nè dễ à, mở một tài khoản quỹ rồi bỏ rô tiền vào đó.
Test hết các loại quỹ, giao dịch thoải mái nhé.
Số tiền cứ tối thiểu mà triển khai các bạn à.
Bây giờ số tiền tham gia quỹ chỉ bằng một cốc trà chanh thui.
B3. Hiểu và biết về quỹ rồi là lúc bạn chọn Quỹ mà đầu tư.
Hiện tại thị trường có 40 quỹ với các chiến lược khác nhau. Bạn muốn ăn món quỹ nào là do bạn. Không ai thay bạn chọn được.
Xác định mức độ chấp nhận rủi ro của mình rất quan trọng với đầu tư quỹ. Tức là bạn sẵn sàng chấp nhận mất bao nhiêu % và được thì sẽ mong được bao nhiêu % đó.
B4. Tích lũy đầu tư dài lâu.
Bạn đừng coi quỹ đầu tư như cổ phiếu nhé. Khi bạn giao tiền của mình cho người khác quản lý thì bạn đã mất ngay khoản phí mà mình đã kể trên. Trong khi lợi nhuận thì chưa thấy về.
Cần có thời gian để họ làm việc và kiếm tiền cho bạn. Càng lâu thì càng hiệu quả hơn.
Thực tế thì bạn sẽ có 2 khoản tiền: Khoản tiền có sẵn và khoản tiền đều hàng tháng. Thế thì số tiền tôi cho vào quỹ là bao nhiêu. Cái đó chính là bạn phải có một KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN (Financial Plan) cụ thể trong việc phân bổ tiền của mình vào các tài sản ra sao. Mình có một bài viết khá chi tiết về chiến lược phân bổ tiền mà mình đã minh họa. Bạn tham khảo dưới cuối bài viết này.
Mỗi khâu bạn bỏ thì khả năng mất tiền của bạn tăng lên sẽ cao hơn.
5. Chọn Quỹ nào để đầu tư.
Hiện tại ở Việt Nam thì bạn chỉ dễ dàng tham gia với quỹ Mở thôi. Quỹ đóng thì ít dành cho nhà đầu tư nhỏ.
Quỹ mở có 2 loại:
Quỹ mở chủ động: Quỹ mở thông thường này do các công ty quản lý quỹ thành lập và thường không niêm yết trên sàn chứng khoán. Tại sao gọi là chủ động : Vì danh mục quỹ được chủ động thay đổi theo từng thời điểm thích hợp.
Quỹ mở thụ động(ETF): Do công ty quản lý quỹ lập nên. Là quỹ được niêm yết trên sàn HOSE, HNX. Quỹ này mô phỏng lại danh mục các cổ phiếu Top đầu trên thị trường ví dụ như Quỹ VFMVN30 mô phỏng danh mục chỉ số VN30.
Tại sao lại gọi là thụ đồng vì quỹ này không có chủ động thay đổi danh mục đầu tư, mà dành mục này chính là danh mục do sở giao dịch chứng khoán quy định ví dụ rổ VN30. Nếu sở thay đổi thì danh mục quỹ thay đổi chứ không phải do công ty quản lý quỹ thay đổi. Thứ 2 là Công ty quản lý quỹ không có thực hiện mua, bán tài sản để tìm kiếm lợi nhuận chốt lời và cắt lỗ. Lời lỗ do sự biến động rổ cổ phiếu trong quỹ tự quyết định.
Mỗi quỹ có lợi thế riêng về lợi nhuận. Nhưng mức độ an toàn thì quỹ ETF có vẻ ưu thế hơn về tính an toàn khi mà rổ cổ phiếu toàn trong Top thị trường và thanh khoản mua bán ngay trên sàn chứng khoán. Mức lợi nhuận thì quỹ ETF sẽ là bình quan chung của sự tăng trưởng VN30, các quỹ mở chủ động thì có thể có mức cao hơn.
Trên đây là một vài phân tích cốt lõi cơ bản cho nhà đầu tư mới tham gia đầu tư quỹ. Đặc biệt là nhà đầu tư ít kinh nghiệm mới vào thị trường chứng khoán để kiếm tiền.