Khi đi học, tôi thường nghe người lớn nói một câu như thế này “Tại sao người ta làm được mà mày làm không được?” Đến giờ tôi vẫn cho rằng, những bậc phụ huynh dùng câu này để trách cứ một đứa trẻ đều là “Ngốc”.
Mỗi đứa trẻ sinh ra từ những gia đình khác nhau thì điều kiện cũng khác nhau, vì thế dù ít dù nhiều cũng có những sự khác biệt. Khi bạn vẫn là một đứa trẻ đang chơi với bùn đất, thì những đứa trẻ cùng trang lứa đã học một khóa luyện đàn, luyện lập trình rồi. Đây chính là sự khác biệt giữa các đứa trẻ, nhưng mà cái sự khác biệt này lại dẫn đến thế giới mà bạn nhìn thấy đứa với các bạn cùng trang lứa thì khác nhau rất nhiều.
Khi tới thời gian nghỉ (nghỉ hè hoặc nghỉ đông – Trung Quốc), đứa trẻ đang chơi với bùn đất như bạn so với những đứa trẻ mới học đàn về điều kiện vật chất đều giống nhau, nhưng nếu bố mẹ bạn xuất thân từ nông thôn, không có văn hóa, ngoại trừ việc cho tiền bạn đi học ở trường còn lại thì không quan tâm đến cái khác, những đứa trẻ có bố mẹ là người biết được nên làm gì để con mình có thể hình thành nên những thói quen tốt, tư duy và lập luận logic của tầng lớp tri thức, bạn nghĩ kết quả sẽ như thế nào? Cho dù đều học đàn và lập trình, e là bạn cũng có những khoảng cách lớn với những đứa trẻ kia.
Khi tới thời gian nghỉ, đứa đang làm bạn với bùn đất như bạn có một người anh ruột, các bạn đều sinh ra và lớn lên trong cùng một gia đình, được bố mẹ yêu thương chăm sóc như nhau. Kết quả học tập của hai bạn đều không tốt, cùng nhau đi học cùng một trước nhưng khác lớp, giáo viên chủ nhiệm của bạn suốt ngày la mắng bạn vì thành tích học tập kém, nói bạn là thứ rác rưởi của xã hội, làm gì cũng chậm chạp như sâu bọ, nhưng GVCN của anh trai bạn thì tâm sự cùng anh ấy, phân tích điểm yếu điểm mạnh và đưa ra những phương pháp học tập phù hợp với anh ấy. Bạn nghĩ nhiều năm sau đó bạn và anh trai bạn có những sự khác biệt không?
Đọc tới đây, bạn có thể thấy mình thật đáng thương, nhưng tôi lại thấy bạn và anh trai bạn đều đáng thương như nhau. Các bạn hiện giờ đều nhập học ở một ngôi trường được quản lý theo cách quân sự hóa, đều có những GVCN nếu học hành không tốt đều chửi các bạn là rác rưởi. Hai năm sau đó, anh trai của bạn vẫn thì trở nên tích cực, lương thiện, còn bạn thì bị mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ bạn chất vấn: “Cùng học một lớp, tại sao người khác không bị, mày lại bị?”. “Anh trai mày không bị, tại sao mày lại bị?” Nghe thấy những câu hỏi này, bạn lại càng tự trách bạn thân hơn. Bởi vì bạn không sao hiểu được, vì sao bạn biến thành người như thế này.
Thật sự nguyên nhân của nó rất đơn giản, người giữa người vốn dĩ là không giống nhau. Sự hiểu biết và trái tim thấu cảm của mỗi người là khác nhau.
Trên thế giới này không có bất cứ hai người nào là giống nhau hoàn toàn. Bạn chính là bạn, là một cá thể độc nhất vô nhị. Nhìn đi, bạn và bạn học cùng lớp học cùng một trường, nhưng trên thực tế thì trong quá trình trưởng thành bạn có gia đình, thầy cô khác nhau, nên kinh nghiệm và trái tim thấu cảm của bạn cũng khác nhau, các bạn thực sự không cùng đi trên một con đường. Vì thế, tình trạng “Người khác làm được, bạn không được, người khác có thể đậu đại học, bạn thì không” là vô cùng bình thường.
Bạn nói xem, tại sao tôi được sinh ra ở thành phố rộng lớn, có được sự đốc thúc trong việc học hành, gặp được những giáo viên dạy giỏi? Thế giới này thật sự không hề công bằng.
Đúng vậy, nó không công bằng. Có người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, có người sinh ra trong nhung lụa, có người thì nhận được sự giúp đỡ của quý nhân, có người thì luôn luôn gặp điều xui xẻo. Đây chính là thế giới. Một thế giới vô thường, muôn hình vạn trạng. Sự giáo dục của chúng ta luôn đang khiến cho nhiều đứa trẻ đi trên một đường thép không móp méo, luôn nói với bạn rằng, “thi trung học không tốt, thế là bạn tiêu rồi”, “ thi THPT không tốt, bạn đi toi rồi”, “thi đại học không đậu, bạn xong rồi”, “thi cao học không đậu là đời bạn xong rồi”. Mặt khác thì đang giáo huấn bạn, chỉ cần đậu trường trung học nào đó, trường cấp 3 nào đó, hoặc trường đại học nào đó, bạn sẽ hiểu rằng: “Tương lai đương nhiên phải hơn người khác, phải nhất định phải trở thành ông này bà kia.”
Đâu mà có nhiều điều đương nhiên đến vậy?
Bạn đã cố gắng nỗ lực hết mình, thi vào một chuyên ngành nào đó, nhưng lại không đậu, không có nghĩa bạn là người thất bại, cũng không nói lên cuộc đời thế là xong rồi. Nhưng đậu vào một ngành nào đó, cũng không có nghĩa sau này sẽ nhất định tìm được một công việc tốt, nhất định có một tương lai tươi sáng.
Thế giới này rộng lớn lắm, đời người vô thường, bạn không cần căng thẳng, vừa trải nghiệm vừa tích lũy thôi. Bạn có thể đã nỗ lực phấn đấu, nhưng chưa thành công. Nhưng bạn cần nhận thức được rằng, rất nhiều việc không đơn giản là chỉ dựa vào năng lực là có thể thành công, và việc thi đại học cũng như vậy.
Nhưng ít nhất ngay khoảnh khắc đó, bạn đã trải qua, bạn không hối hận vì đã không làm, như vậy là đủ rồi. Ít nhất kết quả, thuận theo duyên phận là được.
