Khoảnh khắc nào khiến bạn cảm động

Thứ 6 tuần trước, vợ tôi sốt 38.6℃, giáo viên mầm non bắt buộc phải có bệnh án, ai mà ngờ tới, một phòng khám nhỏ chỉ có một bác sĩ, lúc 11 giờ đã phải xếp hàng tới số 240…

May mà phòng khám nằm đối diện khu nhà của chúng tôi, thấy phía trước vẫn còn 200 số nên lên nhà đợi tiếp, 3 giờ xuống một lần, 5 giờ xuống lần nữa, đều chưa đến lượt, đến lúc tôi tan làm về xem, quá số rồi, nếu muốn khám bệnh trong hôm nay, phải xếp hàng sau mấy chục người nữa.

Không còn cách nào khác, thôi vậy, cả ngày cũng không khám được.

Qua đến hôm sau, thứ 6, tôi vẫn phải đi làm.

Bởi vì bắt buộc phải nộp bệnh án, vợ tôi không còn cách khác, phải lết cơ thể đau nhức xuống tầng xếp hàng, lúc này là 8 giờ, người mẹ sắp sửa cảm động đến bật khóc rồi.

Đợi cô ấy đi xuống, con trai 7 giờ ngủ dậy, đã âm thầm xếp hàng 1 tiếng rồi, người thứ 3 trong hàng dài là thằng bé, trời lạnh đến mức nhảy lập cập, bình thường là bố mẹ xếp hàng cho con cái, mà năm nay, lần đầu tiên người mẹ được con xếp hàng giúp…

Phút chốc cảm thấy con trai lớn rồi, gọi điện cho tôi, cảm động thút thít không ngừng, 1 giây trước còn nghĩ mình ốm đau không có người bên cạnh, 1 giây sau lập tức được con trai chữa lành.

Nhờ có thằng bé, hôm đấy vợ tôi được khám bệnh như mong muốn.

Trong cả quá trình, thằng bé dặn đi dặn lại mẹ nhớ uống thuốc, đun nước cho mẹ hết cốc này đến cốc khác, một ngày chạy 3 tráo, giờ cơm tự mình đi 3km mua cháo cho mẹ.

Sự thật chứng minh, lúc bị bệnh được chăm sóc thế nào, thằng bé đều biết hết, khoảnh khắc này cả nhà đều được chữa lành.

Tuần này tôi ốm cũng như thế, nhắc tôi uống thuốc, rót nước cho tôi từ cốc này đến cốc khác, múc nước rửa chân, cảm giác cô đơn khi bị bệnh hoàn toàn biến mất.

Miệng tôi đắng không muốn ăn, thằng bé âm thầm chạy 3km mua bánh mì mật ong cho tôi…

Ây, ông bố già này cũng không khỏi xúc động.

Sự thật chứng minh, thằng bé không phải cây cỏ nhỏ như chúng ta nghĩ, lúc cần, nó cũng có thể là cây đại thụ, cho dù mới 10 tuổi.

Tôi cảm động rồi…

——

Lúc trước trường chúng tôi có một tầng giải phẫu, ở đó chuyên dạy về giải phẫu, có rất nhiều lớp học giải phẫu và giáo viên giảng dạy. Sau đó hình như lãnh đạo chê cái tên này trực tiếp quá, đổi thành “tầng thiện chí”.

Có lần tôi đi học sớm quá, đi xem ghi chép trên tường của người hiến tặng thi hài, có một người nói thế này:

Tôi đã phấn đấu cả đời cho sự nghiệp công nghiệp hoá của tổ quốc, chết rồi cũng tuyệt đối không tiếc rẻ bất kì linh kiện nào trên người, tình nguyện cống hiến một phần cho ngành y học của đất nước.

Nghề nghiệp của người ấy viết là công nhân.

Thật ra những lời như thế trên tường rất nhiều, nhưng câu nói này khiến tôi ấn tượng sâu sắc nhất là từ “linh kiện”, và cả nghề nghiệp công nhân của người ấy.

Tôi cảm thấy câu nói này là tiếng lòng thật sự của người ấy,

Trước mắt tôi dường như xuất hiện hình tượng một người công nhân già dãi dầu sương gió, có lẽ cơ thể không còn cường tráng, nhưng lúc viết câu này chắc hẳn ông rất mãn nguyện, thoải mái.

Ông không quan tâm “giữ lại thi hài” gì cả, vì ngành y học của tổ quốc, ông có thể xem cơ thể mình như những linh kiện bình thường trong công việc trước đây, ông có thể điềm nhiên cống hiến lần cuối.

Lần đầu tiên tôi thật sự hiểu rõ hàm nghĩa nghiêm trang kính cẩn.

——-

Hồi cấp 2, lớp tôi có một bạn nam, mỗi ngày đều giúp một bạn học nữ lau bàn sạch sẽ, còn mua bữa sáng đặt trên bàn, các bạn trong lớp bàn luận sôi nổi, cậu ấy không mảy may quan tâm.

Cứ kiên trì lặng lẽ như thế, được khoảng nửa năm.

Cho đến một ngày, bạn học nữ kia không đi học nữa.

Thầy giáo hỏi có chuyện gì, cậu ấy nghẹn ngào,

Bạn ấy sẽ không bao giờ đến lớp nữa, ung thư giai đoạn cuối, mẹ em là bác sĩ điều trị chính của bạn ấy, bảo em chăm sóc bạn ấy, tiễn bạn ấy đoạn đường cuối.

Tối qua, mẹ nói với em, em đã hoàn thành nhiệm vụ rồi.

Thầy giáo quay lưng, bật khóc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *