1.
Trước Ngày của Mẹ, một đồng nghiệp nữ rủ tôi mua hoa chung với cô ta.
Tôi từ chối không dưới 5 lần, cuối cùng bị ép đến mức bất lực nói, mẹ tôi không còn rồi.
Kết quả, mấy mươi phút sau cô ta lại chạy đến nói tôi mua hoa chung.
Tôi trực tiếp xem như không nhìn thấy, quay người rời đi.
Ăn cơm trưa xong tôi quay về phòng làm việc, vừa ngồi xuống, cô ta lại chạy đến nói chuyện mua hoa. Tôi lại một lần nữa nói rõ ràng với cô ta, tôi không mua, mẹ tôi qua đời rồi.
Cô ta “ồ” một tiếng rồi rời đi.
Nhưng buổi chiều lại chạy đến rủ mua hoa, nói không mua cho mẹ, có thể mua cho bản thân mà.
Tôi sụp đổ, trực tiếp mắng lại: Cô có thôi đi không, mấy chục tệ tiền hoa mà cứ đòi góp chung, nghèo như thế thì đừng mua nữa…
Buổi tối về nhà nói chuyện điện thoại với chị tôi, kể chuyện này cho chị, chị tôi trực tiếp nói: Người đó có phải ngốc không vậy?
Mẹ tôi qua đời năm ngoái, từ lúc chẩn bệnh đến lúc qua đời không quá 3 tháng, khi đó tôi xin nghỉ phép dài hạn để về nhà chăm sóc bà, đồng nghiệp ở đơn vị đều biết.
Đây là Ngày của Mẹ đầu tiên sau khi mẹ tôi qua đời, lúc đó tôi còn chẳng nghe nổi mấy chữ này.
Kiểu người ngu ngốc này, vì tiết kiệm chút tiền mà xát muối lên vết thương của người khác, bây giờ tôi vẫn cảm thấy lúc đó mình còn khách sáo quá.
2.
Khi tôi còn nhỏ, ông nội bị chậu hoa đập trúng đầu, có một khối u sưng tấy, đè lên dây thần kinh. Một người vốn dĩ đang khoẻ mạnh, từ nói không nên lời, đến cuối cùng không đi được nữa, chỉ có thể ngồi, quay đầu, xem TV, ngắm lá cây phản chiếu dưới ánh mặt trời.
Lúc tôi học lớp 6 ông nội đã như thế rồi, có lần ở quê, bà nội đi ra ngoài, để tôi và ông ở nhà, tôi đang làm bài tập, ông nội ngồi, nhìn tôi, ngắm cảnh. Khi đó bố mẹ tôi ồn ào đòi li hôn, tôi đang làm bài tập đột nhiên thả bút xuống, hỏi ông: “Ông ơi, bố mẹ cháu sắp li hôn rồi, phải làm sao đây ạ?”
Tôi không mong chờ ông trả lời, đã lâu lắm rồi tôi chưa nghe ông nói câu gì, thậm chí còn có chút mơ hồ với giọng nói của ông, rất lâu sau, khi tôi sắp quên là tôi hỏi câu này, tôi nghe thấy một câu nói:
“Ông cũng không biết phải làm sao”
Rõ ràng là giọng nói ngay bên tai tôi, sao lại cảm thấy nó trở nên thật xa xôi.
Tôi ngơ ngác hồi lâu, không kịp phản ứng lại.
Quay đầu nhìn ông nội, ông vẫn như thế, nhìn tôi, ngắm cảnh.
3.
Thầy giáo dạy pháp lí ở đại học rất nghiêm khắc, thường đặt câu hỏi về các khái niệm, nhưng thầy dạy rất hay, rất có trách nhiệm.
Nhưng sau đó không may bị ung thư, phải nằm viện.
Mấy ngày trước khi qua đời, thầy gọi điện cho tôi:
“Kiệt An, thầy đã sửa một ít luận văn tốt nghiệp em gửi rồi, nửa còn lại thầy không sửa được nữa. Vài ngày nữa thầy sẽ gửi cho em, em phải hoàn thành thật tốt đó nha”
Nhớ lại thầy dáng vẻ thầy khom lưng cúi chào chúng tôi trong buổi học cuối cùng:
“Được quen biết chư quân, là may mắn ba đời của tôi.
Chỉ là bây giờ vì lí do sức khoẻ, không thể tiếp tục đồng hành cùng các vị.
Tại hạ kiến thức hạn hẹp, đã làm lỡ dở các vị nhiều ngày, bây giờ nói lời tạm biệt, không biết bao giờ gặp lại.
Chúc các vị tiền đồ tươi sáng, nỗ lực không uổng phí”
4.
Sau khi ông ngoại qua đời, bà ngoại quyết định cho thuê nhà cũ. Lúc tôi giúp bà dọn phòng, nhìn thấy một túi ức gà trong góc tủ lạnh.
Tôi: Thịt này để bao lâu rồi ạ? Hỏng hết rồi bà ạ.
Bà: Ông con mua để làm gà Kung Pao cho con, trước khi chẩn đoán ra bệnh ung thư. Để được nửa năm rồi.
Lúc nhỏ tôi rất thích ăn gà Kung Pao ông ngoại làm, tủ lạnh nhà ông bà lúc nào cũng có thịt gà. Sau này tôi không thích ăn nữa. Bây giờ tôi cũng không được ăn mùi vị ấy nữa rồi.
Trong một buổi chiều yên bình, Anna đứng bên cửa sổ văn phòng mình, nhìn xuống phố xá nhộn nhịp bên dưới. Cô là một luật sư chăm chỉ, luôn đặt công việc lên hàng đầu. Thế nhưng, có điều gì đó trong không khí hôm nay khiến cô chợt nhận ra, cô đã lãng phí quá nhiều thời gian cho công việc mà quên mất việc sống thực sự.
Đó là khi cô nhìn thấy một đoàn diễu hành âm nhạc bất ngờ xuất hiện, một sự kiện cộng đồng mà cô không hề biết đến vì quá bận rộn. Âm nhạc từ xa vọng đến, những giai điệu vui tươi, rộn rã, cô nhận ra mình đã quên mất cảm giác thế nào là hạnh phúc trong giản dị. Trong một phút chốc, cô cảm thấy nghẹn ngào, nước mắt tự nhiên trào ra không kìm nén được.
Anna bất ngờ nhận ra rằng, dù thành công đến đâu, nếu không có niềm vui thì cũng như không. Cô quyết định rời bỏ cái bàn làm việc lạnh lẽo, lao xuống phố và gia nhập đoàn diễu hành, nhảy múa theo nhịp điệu với một nụ cười rạng rỡ. Đó là khoảnh khắc cô thực sự cảm nhận được sự sống trong mình, và cô biết rằng, từ giây phút này, cô sẽ không bao giờ để công việc chi phối cuộc đời mình nữa. Cô sẽ sống đầy đủ và trọn vẹn, với mọi cảm xúc và niềm vui mà cuộc sống mang lại.