Khó khăn của giới trẻ: Thăng tiến trong sự nghiệp càng lúc càng trắc trở

Ký ức về thị trường việc làm của chúng tôi thời tiền COVID đẹp đẽ hơn hẳn: thập kỷ vừa qua là một thời kỳ tương đối ít người bị thất nghiệp, cho dù tăng trưởng thu nhập không được như kỳ vọng.

Nhưng những người dưới độ tuổi 35 hẳn sẽ không đồng tình với quan điểm đó. Với độ tuổi này, thập kỷ vừa rồi là một giai đoạn cạnh tranh việc làm gay gắt, ngay cả trước khi COVID xảy ra và khiến mọi thứ tồi tệ thêm.

Nó có thể gây ra hiệu ứng lâu dài, cho dù không có khủng hoảng COVID đi nữa.

Trong một nghiên cứu mới công bố sáng nay, bản thân tôi và ba đồng nghiệp khác tại Uỷ ban năng suất đã nghiên cứu về “vết sẹo” của thị trường lao động sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008: thăng tiến trong sự nghiệp đang chậm lại.

“Vết sẹo” là một thuật ngữ bán chuyên ám chỉ vết thương không thể phục hồi hoàn toàn. Nó được nhắc đến hai lần trong báo cáo kinh tế tuần trước.

“Vết sẹo” từ khủng hoảng:

Đặc biệt, chúng tôi đặt ra câu hỏi rằng liệu các bạn trẻ tham gia thị trường lao động trong và sau khủng hoảng có gặp khó khăn khi nhảy việc hơn những người đi trước không, và liệu nó có ảnh hưởng lâu dài tới sự nghiệp của họ hay không.

Chỉ số kinh tế xã hội của Úc là thước đo tình trạng việc làm sử dụng dữ liệu cập nhật bởi những nhà nghiên cứu tại đại học Quốc gia Úc cuối những năm 2000. Đó là một phương thức chấm điểm việc làm theo bậc thang dựa trên yêu cầu về học vấn và thu nhập bình quân.

Từ những dữ liệu của HILDA (Khảo sát Động lực học hộ gia đình, thu nhập và lao động) bắt đầu vào năm 2001, chúng tôi phát hiện ra rằng điểm nghề nghiệp trung bình đã tăng trong hai thập kỷ trước đó, nhưng sau năm 2008 khả năng một sinh viên tốt nghiệp đại học kiếm được việc làm tốt đã giảm xuống.

Một phần lý do là bởi lượng sinh viên đại học và học sinh từ các trường dạy nghề tăng vọt sau khủng hoảng.

Tụt vài bậc thang:

Càng nhiều sinh viên tốt nghiệp thì công việc mà họ chọn càng thêm phần cạnh tranh. Và nấc thang việc làm của họ đã tụt xuống.

Sinh viên trường luật thì làm trợ lý hoặc phục vụ trong các quán cà phê. Thành ra, những người có bằng trường nghề càng bị tụt nhiều bậc hơn nữa.

Ở những bậc thang thấp nhất, nhiều người chấp nhận làm việc bán thời gian và các công việc đơn giản khác. Kết quả là trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2018, thu nhập bình quân cho lao động dưới 35 tuổi đã giảm xuống.

Hệ quả rất đa dạng. Một vài lao động trẻ kiếm được công việc tốt, trong khi nhiều người khác không được may mắn như thế, họ kiếm được những công việc không giống với kỳ vọng trong những năm đầu đi làm.

Khó leo trở lại:

Những công việc không như kỳ vọng đó có phải chỉ là tạm thời? Bao nhiêu bạn trẻ kém may mắn có thể vươn lên đạt được công việc mong muốn của họ với mức lương xứng đáng? Không nhiều đâu.

Từ năm 2008, một sinh viên mới ra trường bắt đầu bằng một công việc kém hấp dẫn thì sẽ khó kiếm được một công việc ngon ăn hơn so với trước đây.

Tương lai và tăng trưởng thu nhập của giới trẻ hiện tại mờ mịt hơn so với giới trẻ thời trước 2008.

Phát hiện này tới từ việc nghiên cứu tỉ lệ nhảy việc: xác xuất các bạn trẻ có thể chuyển từ những công việc kém hấp dẫn sang làm những công việc tốt hơn. Nó cho thấy rằng những công việc có tiềm năng kém để lại tác hại lâu dài cho sinh viên mới ra trường.

Ấy là trước khi COVID-19 bùng phát, và bây giờ nó càng được củng cố thêm nữa.

Sẽ còn nhiều “Vết sẹo” nữa:

Trong thời suy thoái kinh tế, nhiều bạn trẻ thất nghiệp và khi cơ hội mở ra họ lại khó giành được công việc họ từng mong muốn.

“Vết sẹo” có thể dịu đi một thời gian.

Một vài bạn trẻ có thể chọn theo đuổi con đường học vấn xa hơn để quay lại thị trường việc làm khi các điều kiện đã tốt lên nhưng báo cáo của chúng tôi chỉ ra rằng: ngay cả khi ấy, cạnh tranh việc làm cũng sẽ vô cùng khốc liệt.

Một thế hệ có thể sẽ đối mặt với “vết sẹo” một lần nữa – với thất nghiệp, với thu nhập thấp, với những công việc không tận dụng hết kỹ năng của họ, và với những ước mơ dang dở.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *