KHI NÓI VỀ HOLOCAUST, TẠI SAO MỌI NGƯỜI LẠI TẬP TRUNG NHIỀU HƠN VÀO CÁI CHẾT CỦA 6 TRIỆU NGƯỜI DO THÁI NHỈ?

11 TRIỆU NGƯỜI ĐÃ BỊ GIẾT TRONG HOLOCAUST, NHƯNG MỌI NGƯỜI LẠI THƯỜNG TẬP TRUNG VÀO 6 TRIỆU NGƯỜI DO THÁI THÔI. TẠI SAO NHỈ?
Thuật ngữ “Holocaust” thường được sử dụng, trong cả văn hóa đại chúng và các văn bàn học thuật, và hiểu như một cuộc đàn áp, tàn sát có hệ thống, quan liêu và được nhà nước hậu thuẫn với 6 triệu người Do thái và gần nửa triệu người Roma, Sinti và những nhóm bị Đức Quốc xã và đồng minh định nghĩa là người di-gan. Trong Holocaust, Đức Quốc xã cũng nhắm vào những nhóm mà họ cho rằng “thấp kém”, như là người khuyết tật hoặc Slav, hoặc những nhóm tôn giáo hoặc hệ tư tưởng hoặc hành động như những người theo chủ nghĩa Cộng sản, Xã hội hay Nhân chứng Jehovah và những người đồng tính.
Sự tập trung của định nghĩa này vào người Do thái và người Di-gan cũng như là sự thường được liên hệ của thuật ngữ Holocaust với sự tàn sát hơn 6 người Do thái ở châu Âu là kết quả của sự khác nhau giữa thực tiễn đàn áp và tổng thể kế hoạch tận diệt người Do thái thật sự của Đức Quốc xã.
Kế hoạch và chính sách của Đức Quốc xã là giết chết toàn bộ người Do thái và người Di-gan mà họ có thể gặp được, dù họ là ai, làm gì, giới tính của họ như thế nào, độ tuổi, quốc tịnh, tầng lớp hay niềm tin chính trị. Họ tạo ra cả một bộ máy hành chính, dựng nên các cơ sở chỉ để phục vụ mục đích đấy, Họ sử dụng tất cả những công cụ hiện đại từ đường sắt đến quân đội chỉ để tàn sát. Thứ mà Đức Quốc xã gọi là “giải pháp cuối cho câu hỏi về người Do thái” chỉ là một nạn diệt chủng dưới hình thức bao trùm và tàn bạo nhất.
Đức Quốc xã đã khiến hàng triệu người chịu bạo lực, đói khát, bóc lột lao động, tù đày và tàn sát, nhưng chẳng có một nhóm nào bị nhắm vào một cách có hệ thống và tổng thể như người Do thái và Di gan cả. Sự khác biệt chính này càng trở nên rõ ràng khi chúng ta nhìn vào cách điều này bị áp dụng vào thực tế. Dù Đức Quốc xã đã tàn sát những người Đức tàn tật trước khi họ chuyển sang người Do thái, họ không hề ép chính phủ các nước khác phải đưa những người tàn tật của họ ra như cách họ làm với người Do thái. Đức Quốc xã đã áp đặt các chính sách ngoại giao lên Hoàng gia Nhật Bản để họ giao ra hơn 18000 người Do thái ở Thượng Hải. Nó thể hiện rằng, đối với Đức Quốc xã, dù chỉ có một số nhỏ người Do thái ở cách họ cả nghìn dặm cũng tạo ra nhiều sự nguy hiểm đến mức họ phải chết.
Tương tự vậy, Đức Quốc xã đã giam cầm và bắn hàng nghìn người Soviet và Phần Lan, nhưng họ lại chẳng tạo ra các trại tập trung với mục đích duy nhất là tàn sát toàn bộ người Phần hay Soviet mà họ có thể tìm được như cách họ làm với người Do thái. Những trại tập trung như Sobibor, Treblinka hay Belzex chẳng là gì ngoài một tòa nhà bao quanh một phòng khí ga. Tại Treblinka, chỉ với một trại tập trung chỉ có kích cỡ khoảng 2 sân bóng đá, hơn 900 nghìn người Do thái đã bị tàn sát trong vòng một năm.
Nhưng những việc này không dùng để giảm bớt hay tầm thường hóa sự khủng khiếp và tàn độc mà Đức Quốc xã đối xử với những nạn nhân không phải người Do thái của chúng. Người Soviet hay Phần Lan, tàn tật hay tâm thần, Cộng sản hay Xã hội, Nhân chứng Jehovah hay đồng tính, tất cả đều chịu đựng sự khủng khiếp của Đức Quốc xã và số lượng không thể tưởng tượng của họ đã bị giết. Tất cả họ đều cần được tưởng nhớ.
Nhưng, khi chúng ta mô tả những điều mà Đức Quốc xã gọi là “giải pháp cuối”, sự khác biệt về cấu trức cũng như ý thức hệ càng trở nên rõ ràng. Tôi đã từng nhắc về các trại tập trung, áp lực quan hệ ngoại giao, và đây là một ví dụ khác rằng, Đức Quốc xã thực sự cố gắng tàn sát toàn bộ người Do thái, kể cả em bé hay trẻ em. Thậm chí trong lịch sử đầy khủng khiếp về sự tàn bạo của Đức Quốc xã đối với chừng đấy người, hình ảnh quân SS tấn công một bệnh viện và giết toàn bộ em bé Do thái bằng cách đập đầu chúng vào tường hay thiết lập một toàn bộ bộ máy nhà nước quanh một hệ thống chỉ dùng để ngạt khí hay bắn chết đàn ông, phụ nữ, trẻ em, và người già vẫn gợi lên một sự khủng bố và ghê tởm khác biệt.
Cụm từ Holocaust khi xét trong lĩnh vực lịch sử được dùng để chỉ ra sự khác biệt này, nhưng không hề đạo đức hóa hành vi này hay cố gắng đưa ra một tuyên bố như thể là việc này “tệ hơn”, vì khi xét về hành vi của Đức Quốc xã đối với những nạn nhân của chúng, “tệ hơn” không thể nào bao hàm được nữa.
“Holocaust () đánh thẳng vào tâm góc nhìn của nền Văn minh Phương Tây. Góc nhìn của phương Tây tưởng tượng rằng, họ là nơi duy nhất, đặc biêt lý trí, khoa học, thịnh vượng, phát triển — ngắn gọn là, năng động và tiến bộ. Nó thừa nhận rằng, phương Tây đã luôn là động lực chính của Lịch sử. Đức Quốc xã là Vấn đề đối với Văn minh Phương Tây vì chúng sử dụng những thứ mà phương Tây nghĩ rằng tốt, nhưng trong những cách tệ hại: như là nền dân chủ, từ khi Hitler và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa nắm giữ quyền lực bằng bầu cử; khoa học, nhưng Đức Quốc xã đã dựng nền cho thứ mà chúng ta hiện bảo là giả khoa học, nhưng lại là đỉnh cao sự phân biệt chủng tộc trong khoa học ở thế kỉ 19, chỉ để cô lập, tấn công và nhăm nhe tàn sát một chủng tộc ở châu Âu, ở Phương Tây (những điều tương tự đã xảy ra trong quá khứ, nhưng phương Tây có thể giảo biện rằng đấy là tranh chấp giữa các đế quốc, và xảy ra chống lại những nước không phải Phương Tây); những phát kiến công nghiệp, vì trong Holocaust, những phương pháp của chúng chủ yếu là những thứ được xài trong nhà máy. Vậy, thì làm sao mà Phương Tây có thể trở thành cái nôi của văn minh tốt nhất cho con người khi nó tạo ra thứ tệ nhất chứ?”
Ngắn gọn thì, trí tưởng tượng của Phương Tây về bản thân nó tuy đã tạo ra sự tàn bạo và kinh hoàng đối với các thế lực đối đầu về chính trị với nó, “những kẻ lệch lạc”, và đã đi thuộc địa các nước khác, nhưng nó chưa bao giờ trải qua những thứ chúng dùng để định nghĩa là tốt hay phát triển – nhà nước hiện đại, bộ máy chính phủ, ngành công nghiệp, khoa học hay cảnh sát – đã được sử dụng để tàn sát cả một nhóm người châu Âu. Chính vì vậy, thuật ngữ đầy tính mô tả, Holocaust, đã trở thành một biểu tượng và tại sao khi nhắc tới Đức Quốc xã, ta nhớ về cái chết của 6 triệu người Do thái.


Vậy chủ nghĩa xét lại Holocaust có đồng nghĩa với phủ nhận không? Và tại sao?


Trong một thời gian dài, chúng ta đã gọi những người phủ nhận bằng tên tự xưng “người xét lại” vì chúng ta không muốn phải tham gia vào cuộc thi gọi tên nào cả (mà trong sự phản bác đầy giận dữ họ đã gọi những nhà lịch sử học nghiên cứu về Holocaust là “kẻ tiêu diệt”, “Holohoazers” “Hối lộ Holocaust” và các loại tên khác){} Chúng ta đã dành họ nhiều suy nghĩ, thậm chí ngẫm về vài cái tên khác như “người tối giản hóa (minimalizers)”, nhưng chốt lại rằng “người phủ định” là đúng nhất và mô tả chính xác nhất vì vài lí do sau:

  1. Khi những sử gia nói về “Holocaust”, họ đang nói về 6 triệu người Do thái đã bị tàn sát có chủ đích và hệ thống bởi Đức Quốc xã, bằng nhiều phương pháp, trong đó có phòng ngại khí. Theo định nghĩa được chấp nhận nhiều nhất của Holocaust, những người tự xưng là người xét lại Holocaust đã phủ định lại nó, vì họ đã phủ định lại 3 ý chính – sự tàn sát 6 triệu người, phòng ngạt khí ga và có chủ đích. Trong một quảng cáo ở tờ báo trường đại học của Bradley Smith, một trong những “người xét lại” mà chúng ta phân tích trong cuốn này, ông ta đã sử dụng từ này (phủ định): “Người xét lại phủ định Đế quốc Đức đã có chính sách tàn sát người Do thái (hay bất kì ai) bằng cách bức họ vào phòng khí ga hay bạo lực hay cô lập họ”
  2. Các sử gia nên là người được miêu tả như là người xét lại. Để nhận được bằng tiến sĩ và trở thành một nhà sử học chuyên nghiệp, họ phải viết được một tác phẩm với nghiên cứu từ những văn bản chính thống và cả các nguồn mới, xem xét lại hay giải nghĩa lại một vài sự kiện lịch sử – nói cách khác, chỉ xem xét lại những kiến thức liên quan đến sự kiện đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự kiện đấy cần được xét lại vì nó phải sửa đổi, sự xét lại chỉ diễn ra khi có những bằng chứng mới hoặc những diễn giải mới mà đặt ra nhu cầu xét lại.
  3. Những nhà sử học đã xem xét, sửa đổi và sẽ tiếp tục chỉnh sửa những điều chúng ta biết về Holocaust. Nhưng những sửa đổi của họ chủ yếu là thêm chi tiết hoặc sàng lọc một vài ý, chứ hiếm khi hoàn toàn phủ định sự kiện, và đương nhiên là không phủ định một sự kiện mang tính lịch sử như Holocaust.
    Những người phủ định Holocaust nhận định rằng, có những thế lực giáo điều được chi phối bởi người Do thái ngăn chặn Holocaust bị chỉnh sửa bởi mọi người. Hoàn toàn không đúng sự thực. Cho dù công chúng có quan tâm đến những cuộc tranh cãi học thuật trong bất kì lĩnh vực nào hay không, những nhà nghiên cứu về Holocaust vẫn tiếp tục thảo luận tranh cãi về bất kì chi tiết nào mới. Những người phủ định biết điều này. Ví dụ, họ thường hay trích dẫn rằng Franciszek Piper, trưởng Ban nghiên cứu Holocaust tại bảo tàng Auschwitz-Birkenau State đã đính chính số người bị tàn sát tại Auschwitz từ 4 triệu người xuống còn khoảng hơn 1 triệu người, và cho rằng điều này đã chứng tỏ rằng họ đúng. Nhưng họ đã không thừa nhận rằng, tổng số nạn nhân lại tăng lên. Số người Do thái bị tàn sát bởi Einsatzgruppen (Đội biệt kích) trong và sau khi Liên bang Soviet bị đánh chiếm chẳng hạn. Tổng số người Do thái bị giết, khoảng 6 triệu người, không hề thay đổi. Trong trường hợp của Auschwitz hay những trại tập trung khác được giải phóng bởi người Nga, kể từ cuối Thế chiến thứ hai, Cộng sản đã nỗ lực khắc họa Đức Quốc xã càng tệ càng tốt bằng cách phóng đại số nạn nhân và số trại tập trung lên. Các nhà nghiên cứu cũng đã vén màn sự tuyên truyền của Cộng sản để biết được sự thật là gì. Chính vì thế, có sự thay đổi trong dữ liệu và vẫn tiếp tục xảy ra trong sự xét lại về Holocaust.
    Hi vọng là sẽ làm rõ mọi thứ một chút hen.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *