KHI GIẤC NGỦ TRỞ THÀNH NỖI SỢ HÃI

Mười năm gần đây, mỗi tối Traci Coulter đều trằn trọc khó ngủ. Một phút qua đi rồi đến một giờ đồng hồ. Coulter bắt đầu băn khoăn và suy nghĩ về danh sách những việc cần làm vào ngày hôm sau.

Coulter, 38 tuổi, sống ở Thành phố New York cho biết: Tôi trải qua nhiều ngày liên tục không thể nghỉ ngơi, điều này khiến tôi càng thêm lo sợ. Thậm chí có những đêm tôi chỉ ngồi đó và thức trắng. Có lúc, tôi sợ phải đi ngủ.

Giấc ngủ dường như là một hoạt động tự nhiên và trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, có thể sánh ngang với thức ăn và nước uống. Thế nhưng đối với một vài người, giấc ngủ lại là nguồn cơn của nỗi sợ hãi.

 Chứng sợ ngủ (somniphobia) hay còn được gọi với cái tên khác là “chứng lo âu khi ngủ”. Đây là một dạng rối loạn lo âu có sự kết hợp của cả ba yếu tố: lo âu lan tỏa, mất ngủ và ám sợ đặc hiệu. Chứng sợ ngủ là nỗi sợ bản thân chìm vào giấc ngủ hoặc đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Người mắc chứng lo âu khi ngủ có thể cảm thấy rằng bản thân sẽ mất kiểm soát mọi thứ xung quanh khi họ ngủ, hoặc họ có thể bỏ lỡ điều gì đó trong lúc ngủ say. Thậm chí, một số người còn sợ rằng họ sẽ không tỉnh dậy nữa khi ngủ.

 Những người từng trải qua chứng sợ ngủ giải thích rằng sự lo âu cực độ khiến họ không thể nào chìm vào giấc ngủ ngay cả khi bản thân vô cùng mệt mỏi. Sự lo âu và thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thường ngày.

 Người có chứng sợ ngủ trông như thế nào?

 Sợ hãi, hoảng sợ về những gì có thể xảy ra khi ngủ là biểu hiện chính của “chứng lo âu khi ngủ”, họ thường khó ngủ và trằn trọc mỗi đêm vì sự sợ hãi. Khi thời gian ngủ càng đến gần, nỗi sợ hãi càng theo thang. Họ có thể cảm thấy:

 BIỂU HIỆN VỀ TINH THẦN:

  • Sợ hãi và lo âu khi nghĩ về giấc ngủ
  • Lo sợ về thời gian ngủ đang đến gần
  • Thức khuya hoặc trì hoãn giấc ngủ
  • Tập trung chủ yếu vào những nỗi sợ và lo lắng khi ngủ
  • Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng
  • Trí nhớ kém
  • Những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại theo chu kỳ
  • Thiếu ngủ

 BIỂU HIỆN VỀ THỂ CHẤT:

  • Thiếu năng lượng do thiếu hoăc mất ngủ
  • Buồn nôn và các vấn đề về dạ dày
  • Cảm giác tức ngực, ớn lạnh hoặc nhịp tim tăng khi nghĩ về giấc ngủ
  • Chán ăn
  • Đau đầu

 HIỂU VỀ HỘI CHỨNG SỢ NGỦ:

Thực tế, chứng lo âu về giấc ngủ là có thật và có thể trở nên trầm trọng hơn trong thời gian căng thẳng như giãn cách xã hội. Tuy nhiên nguyên nhân chính xác của hội chứng này còn chưa được xác định, có rất nhiều nhân tố góp phần trong việc hình thành hội chứng này:

 Bóng đè:

Đây là hiện tượng khi ai đó thức giấc trong giai đoạn REM, khi đó tất cả các cơ đều trong trạng thái bất động vì vậy việc di chuyển trở nên khó khăn. Khi một cá nhân tin vào hiện tượng bóng đè theo giải nghĩa tâm linh, học thường cảm thấy sợ hãi và không muốn ngủ vì họ tin rằng khi bản thân sẽ gặp lại điều đó một lần nữa.

 Ác mộng:

Đây là một nguyên nhân khá thường xuyên, những cơn ác mộng sống động đến mức khiến bạn cảm thấy bất an cả ngày. Bạn sợ hãi nhớ lại những cảnh tượng khủng khiếp đó và lo sợ rằng sẽ phải gặp ác mộng lần nữa khi chợp mắt.

 Sợ phải qua đời trong lúc ngủ:

Đây có thể là điều hiếm gặp nhưng đối với những ai có tình trạng bệnh nghiêm trọng và biết rằng họ có nguy cơ tử vong cao, họ trở nên lo sợ bản thân sẽ qua đời khi chìm vào giấc ngủ, cuối cùng phát triển chứng sợ ngủ.

 Sự kiện sang chấn hoặc (PTSD):

Trải qua một sự kiện gây tổn thương sẽ ảnh hưởng đến sự lành mạnh tinh thần của một cá nhân. Những người bị ảnh hưởng bởi PTSD có nguy cơ gặp ác mộng, kinh hãi vào ban đêm, cũng có thể bị chứng “lo âu về giấc ngủ”.

 Rối loạn lo âu lan tỏa:

Những người mắc chứng lo âu lan tỏa có thể có nguy cơ cao mắc chứng lo âu khi ngủ. Các vấn đề lo lắng có thể là: sợ trộm đột nhập, danh sách việc chưa hoàn thành,…

Tất cả những lo âu đều có thể góp phần gây ra chứng sợ ngủ. Tất nhiên họ không hề muốn trải nghiệm điều đó chút nào.

 Phim kinh dị:

Xem phim kinh dị có thể khiến bạn bị ám ảnh và sợ hãi, đặc biệt là khi chúng ta có thói quen xem phim kinh dị vào ban đêm, nỗi sợ hoặc ám ảnh có thể dễ dàng bước vào giấc ngủ.

 Một số rối loạn giấc ngủ:

Những ai biết mình mắc chứng ngưng thở khi ngủ, mộng du hoặc mất ngủ có thể bắt đầu lo sợ cho tình trạng sức khỏe và an toàn của bản thân, làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng sợ ngủ.

 [From Love Soul] Chứng sợ ngủ là dạng rối loạn lo âu, vì vậy bằng cách vượt qua nỗi sợ chính là chìa khóa hóa giải tất cả mọi thứ. Vượt qua sự sợ hãi và lo âu thực sự là một thách thức lớn, tuy nhiên bạn không hề cô đơn trong cuộc hành trình này. Hãy mở lòng chia sẻ và hỏi sự giúp đỡ, Love Soul luôn sẵn sàng ở đây và lắng nghe bạn.

“Vì hễ ai xin, sẽ được; ai tìm, thì gặp; và ai gõ thì cửa sẽ được mở”

*- Matthew 7:08 – *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *