WARNING : HÌNH ẢNH CÓ THỂ GÂY ÁM ẢNH
– Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt (tên chính thức: Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt) là một bảo tàng và di tích lịch sử tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
– Đây từng là một nhà tù được chính quyền Sài Gòn thành lập đầu năm 1971 dùng để giam giữ, cách ly, đàn áp 600 thiếu niên, nhi đồng miền Nam ở độ tuổi từ 12 đến 17 có cảm tình với cách mạng và công cuộc giải phóng miền Nam.
– Ngày 22/6/2009, Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.
– Di tích Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt là một trong những chứng tích về tội ác của Mỹ – chính quyền Sài Gòn, về lý tưởng cách mạng, tinh thần đấu tranh dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, góp phần khơi dậy và tiếp lửa nhiệt huyết lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay – những người chủ tương lai của đất nước.
Cre: Wikipedia và nhiều nguồn khác.
Đặc biệt, một hầm đá (giống chuồng cọp ở Nhà tù Côn Đảo) được thiết kế khuất sau hành lang dãy xà lim, là nơi giam cầm, hành hạ những đối tượng mà địch cho là cầm đầu sừng sỏ.
Mô hình trên tái hiện cảnh đồng chí Mai Thanh Minh, sau sự kiện tham gia giết tên cai ngục Nguyễn Cương đã bị địch nhốt vào hầm đá. Giữa tiết trời lạnh giá những ngày giáp Tết Qúy Sửu năm 1973, thân thể chằn chịt những vết đòn roi của địch, trên người chỉ mặc chiếc quần cộc, hai tay bị còng tréo, đồng chí vẫn kiên cường cắn răng chịu đựng.
Có thể nói, sự tàn bạo đã không thể khuất phục được ý chí tinh thần của các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi luôn một lòng hướng về ngày toàn thắng.
Tại đây, địch giam giữ và hành hạ tù nhân nhiều ngày bằng hình thức “tắm sương”, vì hầm đá không có mái che, mà chỉ có lưới kẽm gai giăng dày bên trên.