Mấy năm trước có dịp ngồi nói chuyện với cậu bạn làm trong ngành truyền thông đại chúng, lúc nói đến các mặt hàng xa xỉ, cậu ta kể mình từng nhận một yêu cầu điều hướng dư luận từ một thương hiệu túi cao cấp.
Lúc đó cậu ta cảm thấy rất kỳ lạ, bình thường các thương hiệu lớn như vậy đều tìm đến những công ty truyền thông lớn tương ứng trong ngành, sao nay lại để mắt đến con tôm con tép như bọn họ?
Vừa nghe miêu tả yêu cầu của đối phương, cậu ta hiểu ngay, quả nhiên là thế.
Trong vài năm trở lại đây, sự lên ngôi của hàng giả, hàng nhái thật sự bùng nổ cả trong lẫn ngoài nước, gây ảnh hưởng đến doanh số toàn cầu của các thương hiệu lớn, làm họ không thể ngồi yên được nữa. Cho nên họ muốn thuê công ty đăng bài hoặc bình luận các nội dung đại loại như “hàng fake loại 1 của bạn ở trong mắt người nhà nghề dù thật cỡ nào cũng bị nhìn thấu trong 1 giây”.
Thật ra, người nhà nghề cũng cần các công cụ kiểm tra mới biết đó là thật hay giả; nhưng người có tiền thì dễ dẫn dắt dư luận hơn, sẽ không có nhiều người tốn sức đi kiểm chứng một thông tin không ảnh hưởng đến mình nhiều.
Sau khi thả ra tin này, hiệu quả cũng khá tốt; lượng tiêu thụ của thương hiệu đó bắt đầu tăng dần; bởi vì các cô gái đều sợ người khác nhìn ra hàng của mình là đồ nhái thì xấu hổ biết mấy.
Nhưng đó chưa phải đòn kết, thời điểm này, thương hiện lớn đó lại ra chiêu, để người tiêu dùng không thể không đổi túi giả thành thật!
Đó là “chủ nghĩa tiêu dùng cao cấp”!
Là cách chơi của người sành điệu!
Sau trường hợp điều hướng thành công tốt đẹp này, các thương hiệu khác dần tìm đến công ty bạn tôi để hợp tác.
Và những người bị ảnh hưởng bởi “chủ nghĩa tiêu dùng cao cấp” đều nghĩ rằng bản thân chẳng “cao cấp” khi mua hàng không thương hiệu, không nhãn mác! Nếu bị ảnh hưởng nặng, họ cũng sẽ nghĩ người khác như thế.
Bạn có tiền, bạn mua, tôi không phản cảm; nhưng đừng bắt người khác cũng giống mình và cũng đừng chạy theo xu hướng bất chấp hay dùng thái độ phán xét khi thấy người khác mặc quần áo bình thường.
Bạn hãy thử nghĩ ngược lại, bây giờ mọi người đều dùng hàng cao cấp như vậy, người lạ gặp bạn cũng chẳng thấy lé mắt; người quen biết thì quá hiểu tính bạn, ai quan tâm bạn mặc đồ hiệu hay vải lanh ven đường đâu!
Cái giữ người ta lại gần với nhau là tính cách, là cách hành xử tử tế với nhau chứ chẳng phải là những bộ quần áo phù phiếm, dù dì thì người ta cũng chẳng mặc được quần áo của bạn mà.
Đương nhiên, chúng ta vẫn cần những bộ quần áo tốt và đẹp khi tham gia các sự kiện quan trọng, điều đó thể hiện sự tôn trọng của bạn với chủ sự kiện và những người tham gia.
Cho nên, suy nghĩ “đến một độ tuổi nhất định” thì “phải mặc đồ hiệu” nên được dừng ở đây.
Nếu bạn chỉ là một người bình thường trong hàng tỷ người trên thế giới, bạn mặc đồ bình thường, không ai phán xét bạn đâu, đừng sợ.
Nếu bạn là một người giàu có và dư dả, vẫn cứ mặc đồ mình yêu thích, vì vốn dĩ bạn có nhiều lựa chọn hơn người bình thường, nếu có người vì thấy bạn mặc đẹp mà xum xoe hay có người thấy bạn mặc xấu mà cười chê thì đó cũng là một cách hay để tinh lọc các mối quan hệ.
Nói tóm lại, nếu chủ thớt cảm thấy tủ đồ hiện tại không hợp gu của mình nữa và muốn đổi sang phong cách khác cũng như các loại chất liệu khác để mặc bền lâu thì rất ổn, bạn sẽ trông “xịn xò” hơn rất nhiều khi bạn làm điều mình muốn.
Còn nếu bạn muốn đổi tủ đồ của mình chỉ vì nghĩ mình “đã đi làm nhiều năm”, không mặc đồ “đàng hoàng” một tý là không ổn thì tôi nghĩ không nên.