khai-but-ban-chu-lan-dau-tien-duoc-to-chuc-quy-mo-tai-le-hoi-chua-keo

Khai bút ban chữ lần đầu tiên được tổ chức quy mô tại lễ hội chùa Keo

Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi

Thứ tư, ngày 14/02/2024 14:21 PM (GMT+7)

Ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết Giáp Thìn) lần đầu tiên chương trình khai bút đầu xuân được tổ chức trang trọng tại chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Du khách tham dự sẽ được mừng tuổi vở, bút và được ban chữ mình mong muốn.

Theo Đại đức Thích Thanh Quang, trụ trì chùa Keo, lễ khai bút hay còn gọi là “Minh niên khai bút” được thực hiện vào đêm giao thừa 2024.

Sau khai bút, 4 bức đại tự “Nam thiên thánh tổ”, “Lý triều quốc sư”, “Quốc thái dân an” và “Phong hòa vũ thuận” được dâng trình đức Thánh trong cung cấm và được thờ ở đó. Đến ngày mùng 4 khai hội chùa Keo, ban tổ chức xin treo 4 bức lên cột phướn ở sân tam quan ngoại, để ngày mùng 5 tổ chức hoạt động khai bút ban chữ cho người dân, phật tử và du khách.

Khai bút là biểu trưng cho sự may mắn, thành công và cố gắng, nỗ lực của mỗi người trong công việc cũng như học tập, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và cầu mong một năm mới suôn sẻ.

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 1.

Sau khi 4 bức đại tự được kéo lên trang trọng, UBND huyện Vũ Thư trao thưởng cho các học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Ảnh: Nhật Hà

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 2.

Đại đức Thích Thanh Quang – trụ trì chùa Keo trao quà và chúc các em học sinh năm mới chăm ngoan, học giỏi. Ảnh: Nhật Hà

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 3.

Chương trình khai bút ban chữ đầu năm thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tới xin chữ. Ảnh: Nhật Hà

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 4.

Những ước vọng đầu xuân được gửi vào các câu đối, câu chúc lời hay ý đẹp được viết bằng chữ Quốc Ngữ là những món quà chào đón năm mới, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp Việt Nam. Ảnh: Nhật Hà

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 5.

Thầy đồ Bùi Đăng Trà (ở Đông Hưng, Thái Bình) chia sẻ, ông là một kiến trúc sư lành nghề, nhưng do yêu thích thư pháp đã lâu nên ông thường xuyên có mặt tại các chương trình viết thư pháp của tỉnh. Theo ông Trà, năm Giáp Thìn mọi người thường xin chữ Thuận, Phúc, và Bình An. Ảnh: Nhật Hà

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 6.

Đào Minh Cường (ở Quỳnh Phụ, Thái Bình) là thầy đồ còn rất trẻ, tuy mới là sinh viên năm thứ 3 khoa Hán Nôm của trường Đại học Khoa học Huế nhưng anh đã có nhiều năm và theo học và viết thư pháp. Cơ duyên Cường tới với buổi khai bút ban chữ tại lễ hội chùa Keo năm nay bởi anh là người con của quê hương, nên anh rất muốn làm được một điều ý nghĩa cho mảnh đất yêu dấu nơi mình sinh ra. Ảnh: Nhật Hà

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 7.

Vợ chồng anh Trường Giang (38 tuổi, ở Bạch Đằng, Đông Hưng, Thái Bình) xin chữ với hy vọng một năm mới nhiều tài lộc đến với gia đình anh và mọi người. Ảnh: Nhật Hà

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 8.

Thuận buồm xuôi gió là mong ước của hầu hết mọi người trong năm mới. Ảnh: Nhật Hà

 Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi- Ảnh 9.

Chùa Keo là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa. Trong quần thể kiến trúc của ngôi chùa có tuổi đời 4 thế kỷ này thì công trình nổi bật nhất phải kể đến là gác chuông nằm phía sau chùa, đây được đánh giá là gác chuông to, đẹp vào hàng bậc nhất trong các gác chuông của chùa cổ ở Việt Nam. Ảnh: Nhật Hà

Nhật Hà

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *