Kết quả sau công cuộc NGÀN NĂM BẮC TIẾN của Cham-pa, là CUỘC CHIẾN TRĂM NĂM đầy khốc liệt.
Lập quốc vào đầu công nguyên. Gần như năm nào Lâm Ấp cũng ra cướp phá vùng đất phía bắc của họ. Cho đến giữa thế kỷ III, nhân cuộc khởi nghĩa của Triệu Ẩu, Lâm Ấp chính thức mở rộng biên giới phía bắc đến sông Gianh, rồi đến Hoành Sơn.
Từ đó cho đến thế kỷ X, Lâm Ấp – Hoàn Vương – Chiêm Thành luôn kiên trì với chính sách Bắc Tiến : đánh cướp, đánh phá và xâm lấn, dù cho sau đó đều bị chính quyền phía bắc đánh trả, chinh phạt và lấy lại đất đã chiếm.
Cho đến khi nhà Tiền Lê lập quốc vào giữa thế kỷ X, mở màn cho nhà nước Đại Cồ Việt – Đại Việt, thì Chiêm Thành vẫn không nguôi mộng mở mang lãnh thổ về phương bắc. Để rồi thúc đẩy các hoạt động quân sự chống trả quyết liệt của Đại Việt. Hậu quả dẫn đến việc thua trận trong cuộc chiến năm 1069, và Chế Củ phải chính thức dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh để chuộc mạng.
Tuy thế, Chiêm Thành vẫn không cam lòng. Các vị vua về sau luôn cố giành lại 3 châu đã dâng và uy hiếp vùng Thanh Nghệ. Để rồi tự dẫn đến tình thế LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH, mà hậu quả nặng nề nhất là cuộc chiến trăm năm đầy khốc liệt giữa Cham-pa / Chiêm Thành và Chân Lạp.
Mời xem một số sự kiện lịch sử từ sau cuộc chiến 1069 cho đến giai đoạn Cuộc chiến Trăm năm giữa Cham-pa / Chiêm Thành và Chân Lạp (ảnh đính kèm. Lưu ý : nội dung nào lấy từ văn bia thì dùng chữ Cham-pa; lấy từ Hoa sử và Việt sử dùng chữ Chiêm Thành).
Để thấy lời của giáo sư Pierre Lafont, rằng “Cham-pa không biết xâm chiếm đất của ai, vì lãnh thổ đã được thần linh xác định” (?!),là một luận điểm vô căn cứ, phản lịch sử, và phi khoa học !
Thế mà lắm người tin P. Lafont như điếu đổ, rồi đi viết mấy bài lịch sử tầm bậy nhằm câu tương tác !