Kem làm từ nước thải ô nhiễm

“Kem làm từ nước thải ô nhiễm” là một dự án nghệ thuật năm 2017 của 3 sinh viên khoa Visual communication (truyền thông thị giác) trường đại học nghệ thuật Đài Loan – Hồng Diệc Thần, Đặng Di Huệ và Đặng Dục Địch. Ba cô gái đã thu thập các mẫu nước bị ô nhiễm ở hơn 100 khu vực tại Đài Loan, đông đá chúng thành “que kem” và thậm chí còn thiết kế bao bì cho chúng (vì lý do “kem cây” không thể để ở ngoài lâu nên các tác phẩm trưng bày là bản mô phỏng từ nhựa thông). Trong các mẫu nước thải chứa đủ loại tập chất như ốc sên, đầu lọc thuốc lá, dầu mỡ, nhựa, vụn lưới đánh cá, cùng các loại vi sinh vật khác. Dự án này nhằm phản ánh vấn đề ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng của vấn đề này với con người trên thế giới.

Đặng Dục Địch kể, mới đầu cô cũng cảm thấy rất mông lung, không biết nên lên kế hoạch gì cho dự án tốt nghiệp, nhưng sau khi thấy một số rác thải nổi lềnh phềnh trên mặt hồ trong khuôn viên trường, ý tưởng thực hiện “kem làm từ nước thải ô nhiễm” bỗng lóe lên trong đầu, cô hy vọng tác phẩm này có thể nhận được sự quan tâm của công chúng Hà Xuyên, Đài Loan, để mọi người ý thức được tầm quan trọng của nguồn nước sạch.

Họ đã đi lấy mẫu nước ở tổng cộng 100 nơi từ miền Bắc, Trung, Nam, Đông của Đài Loan trong suốt 1 năm. Ban đầu họ dự định làm thành “kem” thật, nhưng để bảo quản được tốt hơn, họ đã sao chép thành các bản mô phỏng từ nhựa thông có tỷ lệ 1:1, đồng thời phân loại theo mức độ ô nhiễm, làm thành tập tranh ảnh “Kem làm từ một trăm nguồn nước ô nhiễm tại Đài Loan”.

Không chỉ vậy, ba người họ còn thiết kế bao bì rất đẹp cho mỗi loại, họ sử dụng các màu sắc khác nhau để tượng trưng cho các mức độ ô nhiễm khác nhau, màu đỏ và màu tím thể hiện mức độ ô nhiễm nặng, màu vàng và màu cam là mức độ ô nhiễm vừa, màu xanh lam nhạt thể hiện nguồn nước có trạng thái tương đối tốt.

Ngoài ra, trễn mỗi bao bì đều có vẽ một số hình ảnh trừu tượng tương ứng với thứ gây ô nhiễm để mọi người có thể dễ dàng hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

“Nếu không mang đến một trải nghiệm chân thật khiến người ta rùng mình, hãi hùng khi tận mắt chứng kiến thì rất khó lay động được tâm hồn lãnh cảm của người hiện đại về các đề tài nghiêm trọng và to lớn như vấn đề ô nhiễm nước hay bảo vệ môi trường.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *