Vì sao Việt Nam gần như không theo một tôn giáo nào? (mình dịch chữ irreligious có lẽ không đúng lắm).
Nguyên mẫu: Why is Vietnam so irreligious?
Nguồn: https://qr.ae/pN279i
**
Trả lời: Belaventoni Rhohidrit – Sống ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay
“Dòng máu của chúng tôi là dòng máu Tiên-Rồng, Việt Nam”
—
ND: từ đây trở xuống, mình sử dụng các từ “đạo” hay “giáo” chỉ nhằm để nói đến tôn giáo, hy vọng các bạn hiểu chỗ này và không tranh cãi về các vấn đề tương tự như Phật giáo không (hoàn toàn) là tôn giáo
—
Tôn giáo về cơ bản là niềm tin vào những sức mạnh thần bí. Phần lớn người Việt Nam tin vào những sức mạnh đó, đặc biệt là những người ở thế hệ cũ.
Có 6 tôn giáo chính ở Việt Nam.
1. Tín ngưỡng dân gian (chiếm khoảng 73.1% dân số)
Tín ngưỡng dân gian được tạo ra dựa vào trí tưởng tượng của người Việt, phát triển thêm dựa vào văn hóa Trung Hoa, hoàn thiện bằng Phật giáo. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, không có chúa trời, mà thay vào đó, là hàng trăm vị thần.
Người Việt thường thờ Phật Thích Ca. Với họ, Tất-Đạt-Đa biểu trưng cho sự giác ngộ.
(Hình 1)
Người Việt đồng thời thờ phụng một vị nữ Bồ Tát được gọi là Quán Thế Âm (Quan Âm), phiên âm tiếng Anh tên bà là Guanyin. Quan Âm hiện thân là một người phụ nữ vĩ đại, bà là vị Bồ Tát của sự lòng vị tha. Không từ ngữ nào có thể miêu tả sự nhân hậu và sáng suốt của bà.
(Hình 2)
Vị thần thứ ba mà người Việt thường thờ phụng, ta có thể thấy ở phòng khách hay bếp, trong gian chính của cửa hàng, gần bục lễ tân của khách sạn, hay trong các nơi tương tự, đó là Thổ Công hay Ông Địa, phiên âm tiếng Anh là Tudigong (Thổ Địa Công).
(Hình 3)
Ông là vị thần của đất đai và phước lành. (Những) vị thần này sẽ bảo vệ và giữ yên bình cho vùng đất của bạn. Đối xử với họ không tốt, họ sẽ không vui vẻ với bạn.
Bên cạnh nhữ vị thần và nữ thần bên trên còn có vô vàn các vị thần và nữ thần khác.
Vị thần cởi trần với bình rượu bên mình, đấy là Phật Di-Lặc(Maitreya). Ông biểu trưng cho sự viên mãn. Ông trong như thế này (Hình 4).
Phật A-di-đà (Amitābha), ngài được cho là vị thần của tuổi tác. Thờ nguyện ngài và bạn sẽ được ban sự trường sinh.
(Hình 5)
Các vị thần và nữ thần khác khá là nhiều để bàn chi tiết. Dù sao chăng nữa, tín ngưỡng dân gian của người Việt không chỉ là ở thần và nữ thần, nên nó khá là phức tạp.
Bởi vì Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Đạo giáo, người Việt cũng tin vào Ngũ Hành. Ngũ Hành, hình vẽ thể hiện giống ngôi sao nhưng bắt nguồn từ đó, là một hệ thống để xác định các đặc trưng của con người một cách tâm linh. Bạn được sinh ra vào tháng này, bạn thuộc hành này, bạn sinh ra vào tháng kia, bạn thuộc hành kia. Sống theo Ngũ Hành là sống một các hài hòa, bình yên.
(Hình 6)
Ngoài ra, các nhân vật lịch sử cũng được thờ phụng ở Việt Nam.
(Hình 7: Đền Trần Nhân Tông)
Lạc Long Quân, Âu Cơ được tin tưởng là Cha, Mẹ của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng mẹ Âu Cơ đã sinh ra một quả(bọc) trứng, nở ra trăm người con. Năm mươi người xuống biển, số còn lại lên non. Bạn có thể tìm kiếm về rãnh Mariana và thấy nhóm người Việt đang “bơi lội” ở đó. (ND: cái này chắc đùa)
(Hình 8: cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ)
Những thành viên gia đình đã mất cũng được thờ phụng ở Việt Nam như cách để thể hiện sự tôn kính.
(Hình 9)
Và cuối cùng, mặt trăng. Cứ mỗi nửa tháng, người Việt sẽ đặt thức ăn, nước, hương hoa lên bàn, chờ đến khi hương tàn và vàng mã được đốt cháy, cốc nước sẽ được rải đi, trong khi thức ăn sẽ được thập loại chúng sinh sử dụng. (ND: sau đó là mình sử dụng)
(Hình 10)
2. Phật giáo (khoảng 12.2% dân số)
Khác với tín ngưỡng dân gian ảnh hưởng bởi Phật giáo, đạo Phật đơn thuần là đạo Phật.
Đây là một ngôi chùa. Chùa là nơi các tăng ni làm việc. Họ có thể sống ở đây, hoặc họ có thể về nhà của mình. Tôi yêu những ngôi chùa, chúng mang đến sự thanh thản.
(Hình 11, 12)
Phật giáo từng bị chính quyền Nam Việt Nam ghét bỏ. Nhiều tăng ni đã bị áp bức, bắt bớ, sát hại. Thích Quảng Đức chỉ là một trong số hàng trăm vụ tự thiêu nhằm phản đối.
Một nhà sư vô danh đã đổ xăng lên người Quảng Đức và châm lửa. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên quanh cơ thể ông, đấu tranh giữa sự kinh hoàng và điều kì diệu. Quảng Đức, dù bị thiêu đốt, vẫn ngồi một cách an nhiên, như cái cách mà Phật đã ngự trong lòng ông.
(Hình 13)
Quảng Đức đã chứng minh sự kiên định của người Việt, những người đấu tranh vì tự do, công bằng, hạnh phúc, những người Việt bị áp bức bởi chính quyền bù nhìn của người Mỹ, những người Việt bị hành hạ dưới chế độ được cho là để mang lại tự do cho họ.
Và, dù thân thể của Quảng Đức bị thiêu rụi, trái tim của ông vẫn còn nguyên.
(Hình 13, 14, 15, 16)
Bạn có thể thấy đoạn phim ghi lại sự kiện này của Malcolm Wilde Browne (ND – các bạn tự tìm kiếm nhé). Nếu bạn nghĩ rằng Hoa Kỳ là mảnh đất của hòa bình, tự do, đất nước anh hùng, bạn đã bị tẩy não.
3. Thiên Chúa La Mã – Công giáo (khoảng 6.9% dân số)
Cũng như Phật giáo, người theo Công giáo là những người theo tôn giáo thuần túy.
(Hình 17. Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn)
Công Giáo đã từng có những tác động rõ rệt vào văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong những vùng bị/được Tây hóa.
Công giáo đã được sử dụng bởi chính quyền đô hộ phương Tây để dễ dàng hơn trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Nhận ra điều đó, triều Nguyễn đã ban lệnh cấm lên nó, và tạo thêm một lý do để Pháp tấn công Việt Nam.
4. Đạo Cao Đài (khoảng 4.8% dân số)
Về cơ bản, Cao Đài là con mắt lớn. Con mắt là biểu trưng của chúa trời tối cao. (Hình 18)
(Hình 19: Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh)
Trong thời gian bị đô hộ, đạo Cao Đài được biết đến là một thế lực chống công. Việt Minh đã xem những người theo đạo Cao Đài là một mối nguy cơ tiềm tàng và đặt trong danh sách cần theo dõi. Dù vậy, đạo Cao Đài chưa bao giờ là một nguy cơ thực sự với chính quyền Việt Nam. Hiện nay, đạo Cao Đài vẫn được giám sát nghiêm ngặt bởi chính phủ Việt Nam.
5. Kháng Cách – Tin Lành (khoảng 1.5% dân số)
Cũng như Công giáo, Kháng Cách đã du nhập vào Việt nam cùng những kẻ xâm lược và thương nhân phương Tây. Ở Việt Nam, Kháng Cách gần như tương đương với Tin Lành. Phần đông người Việt không thực sự biết về hai tôn giáo này, trừ những người theo đạo. Đối với họ, tham quan nhà thờ hay đọc kinh thánh chỉ là một hoạt động giải trí hay phục vụ vấn đề học tập, nghiên cứu.
(Hình 20)
6. Đạo Hòa Hảo (khoảng 1.4% dân số)
Hòa Hảo là một nhánh của Phật giáo. Được biết đến với vai trò chống đối Việt Minh, Hòa Hảo chia sẻ số phận với Cao Đài.
(Hình 21)
Tôn giáo ở Việt Nam rất phức tạp, thật khó để diễn giải nó trong một bài đăng. Dù vậy, làm điều này mang cho tôi sự hạnh phúc.
—
ND: cá nhân mình không tin tưởng vào các sức mạnh được miêu tả trong các tôn giáo, nhưng mình rất có hứng thú với các triết lý nhân sinh và các câu chuyện của họ, đặc biệt là với Đạo Phật.
Chúc các bạn một tuần vui vẻ!
Bài mình viết xuất hiện kìa, vinh hạnh, rất vinh hạnh!