HỒI NHỎ BẠN ĐÃ TỪNG BỊ PHỤ HUYNH ĐÁNH ĐẾN THỪA SỐNG THIẾU CHẾT VÌ CHUYỆN GÌ?

Hồi tôi học cấp hai, cô giáo giao cho rất nhiều bài tập về nhà. Vậy là trong một lần không muốn làm bài tập nên tôi đã điền bừa đáp án ABCD vào bài làm Tiếng Anh, kết quả là 20 câu thì sai bố nó mất 18 câu.
Lúc đó mẹ tôi rất nghiêm khắc trong việc học hành của tôi. Tôi không dám đem vở bài tập về cho mẹ tôi ký nên đã bắt chước chữ ký của bà ấy, cũng may là giáo viên không hề nhận ra. Tuy vụ chữ ký đã trót lọt nhưng bài tập của ngày hôm sau vẫn phải có chữ ký của phụ huynh. Mà mẹ tôi thường hay lật lại xem tình hình chữa bài tập của bài học cũ nên tôi càng không dám đưa cuốn bài tập đó cho mẹ. Chỉ cần liếc mắt qua là bà ấy phát hiện ra ngay, thế là tôi đã giấu cuốn tập đó và suốt một học kỳ trôi qua, tôi đã tự ký hết cuốn bài tập của mình.
Không ngờ vì cuốn bài tập đó trông quá chỉn chu và cẩn thận (Vì cảm thấy có lỗi nên tôi đã tra và đánh dấu những từ khó, đồng thời viết các cụm từ ngay bên cạnh. Tôi viết bài tập rất cẩn thận)
Buổi họp phụ huynh cuối kỳ đã trở thành buổi tham khảo vở bài tập cho cả lớp, để phụ huynh thay phiên nhau cùng chiêm ngưỡng và thưởng thức ⊙▽⊙
Tôi không dám nghĩ tới phản ứng của mẹ tôi khi đang háo hức mở vở bài tập ra và đập vào mắt bà là chữ ký bắt chước đó. Tôi chỉ nhớ đó là lần đầu tiên tôi đứng nhất lớp và bị oánh cho một trận lên bờ xuống ruộng. Có ai mà ngờ rằng giáo viên lại bảo phụ huynh truyền tay nhau cuốn bài tập đó chứ.
Lúc đó tôi vẫn còn phởn lắm, vì top đầu sẽ không phải làm bài tập hè. Tôi đang ngồi ung dung trong nhà, bắt chéo chân và xem TV. Bỗng mẹ tôi đi họp về, bà ấy đập mạnh cuốn bài tập lên bàn. Trời đất ơi, đầu óc tôi quay cuồng hết cả, không nói tôi cũng hiểu vì chính tôi đã bắt chước hơn 80 chữ ký trong gần 100 bài tập cơ mà. Mẹ tôi vào nhà vệ sinh rửa tay, vừa rửa vừa nói: “Mày biết có chuyện gì xảy ra mà, xem nốt TV thêm 5 phút đi rồi chuyến này mày chết với tao”
Thử hỏi quý vị có thấy ai sắp đánh người ta còn báo trước không? Đó là năm phút khủng khiếp nhất đời tôi. Tôi thề trong 5 phút đó, tâm trí tranh luận của tôi còn hoạt động tích cực hơn so với khi tôi tham gia nhóm phản biện ở trường đại học bây giờ nữa. Động chi dĩ tình, hiểu chi dĩ lý () () Động chi dĩ tình, hiểu chi dĩ lý: Tục ngữ Trung Quốc, ý chỉ dùng tình cảm để chạm vào trái tim người khác, dùng đạo lý để khiến người khác hiểu.
Chứng cứ phạm tội rõ ràng không gì để chối cãi. Vậy là khi thời gian đã điểm, điều gì tới cũng sẽ tới.
Mẹ tôi thưởng phạt rất rõ ràng. Bởi vì mẹ đã hứa nếu tôi đạt điểm cao nhất trong kỳ thi, mẹ sẽ mua cho tôi một chiếc điện thoại. Thế là sau khi đánh vào lòng bàn tay tôi, bà ấy vẫn giữ lời hứa là mua cho tôi một chiếc điện thoại.
Mẹ bảo “Cũng may là nghỉ hè không phải làm thêm bài tập”, thế rồi bà ấy quất vào tay tôi mỗi tay 10 cái, đau muốn chớt đi sống lại. Thế nhưng tôi có điện thoại mới rồi, hí hí hí
Mẹ tôi không muốn kiểm soát tôi nhưng bà ấy luôn có những yêu cầu rất cao về đạo đức và hạnh kiểm.
Tôi có thể bị điểm kém, nhưng tôi phải nghiêm túc.
Tôi có thể chơi piano không hay nhưng nếu đó là sự lựa chọn của tôi thì tôi phải kiên trì.
Tôi có thể vĩnh viễn không có tiền đồ nhưng tôi không thể cứ mãi vô trách nhiệm.
Những điều này đã góp phần nuôi dưỡng tính cách sau này của tôi, giúp tôi trở thành một người nói được làm được, thật thà và kiên định, trách nhiệm và dũng cảm, tự tin và mạnh mẽ.
Tôi cũng hiểu rằng lòng dũng cảm và sự tự tin của một người phần lớn đến từ trái tim “quang minh lỗi lạc” của người đó.
Vì thế bây giờ tôi rất biết ơn mỗi bài học tôi đã nhận được từ thuở còn thơ. Mẹ tôi không bao giờ tùy tiện dùng đến bạo lực mà luôn có lý do, mỗi lần đánh vào tay mẹ đều chỉ rõ cho tôi biết con đường nào tôi không nên đi, và những lời nói dối tôi không nên nói.
Những cành mọc cong queo cần được cắt tỉa.
Trẻ em cần được giáo dục nếu chúng nghĩ sai.
Phương pháp giáo dục mỗi đứa trẻ thường không giống nhau, nhưng việc đánh đòn có lẽ sẽ phù hợp hơn với những đứa trẻ ngỗ nghịch như tôi và cậu em của mình.
Tôi đã hỏi mẹ, hồi nhỏ tại sao bà phải đợi năm phút mới đánh anh em tôi?
Mẹ tôi nói: “Trong năm phút này, hai đứa nhất định sẽ cố gắng nghĩ ra cách để giải thích cho mẹ hiểu, trong đầu các con sẽ không ngừng suy nghĩ về nguyên nhân và quá trình gây ra vụ việc, nếu thực sự bị oan thì nhất định các con sẽ lên tiếng. Còn nếu khi các con cố gắng bào chữa cho cái sai của mình, sau dần càng nói các con sẽ càng thấy mình sai, các con sẽ thấy việc mình bị đánh là không oan chút nào, các con sẽ ghim nó thật sâu trong đầu và không bao giờ tái phạm nữa”.
Những đứa trẻ thường không muốn chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, vì trong tiềm thức chúng luôn trốn tránh những điều mình đã làm sai. Nếu chúng không bị mắng và nhìn nhận lại bản thân, chúng sẽ cho lỗi lầm của mình là đúng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *